Tuyệt đối không để những thứ này trong ôtô dưới trời nắng nóng
Thuốc uống: Ở nhiệt độ cao, tác dụng của một số loại thuốc sẽ giảm đáng kể. Chỉ nên để thuốc ở những nơi có nhiệt độ từ 20-25 độ C, tiến sĩ Sarah Westberg của Đại học dược Minnesota College of Pharmacy (Mỹ) cho biết.
Rõ ràng nhiệt độ cao trong xe sẽ hủy hoại tác dụng của thuốc. Khi thời tiết nắng nóng với nhiệt độ cao, nhiều loại thuốc có thể tan chảy và hư hỏng hoàn toàn.
Chai nước và hộp thức ăn: Nếu bạn để chai nhựa đựng nước và hộp thức ăn bằng nhựa trong xe dưới trời nắng, độc tố trong nhựa sẽ thấm vào nước hoặc thức ăn. Chất hóa học BPA có thể biến đổi hócmôn theo thời gian và tăng nguy cơ rối loại nội tiết.
Điện thoại, máy tính bảng, và các thiết bị công nghệ khác: Ở nhiệt độ cao, pin của thiết bị điện tử có thể suy giảm đáng kể, nhất là loại lithium-ion. Apple cũng khuyến cáo nhiệt độ cao hơn 35 độ C có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới pin của iPhone, iPad và MacBook.
Kem chống nắng: Những ngày nắng nóng, nhiều bạn nữ nghĩ rằng cần để một hộp kem chống nắng trên xe là thượng sách, nhưng nhiệt độ cao có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của kem bôi da. Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu Fredric S. Brandt (Mỹ), kem chống nắng sẽ giảm hiệu quả, thậm chí mất ổn định ở nhiệt độ cao. Chỉ cần quá 25 độ C, kem chống nắng sẽ mất dần tác dụng.
Rượu, bia: Nhiệt độ cao là “kẻ thù” của bia rượu, bởi nó sẽ làm mất hương vị và đặc tính vốn có của chất cồn.
Chocolate: Độ tan chảy của chocolate là từ 26 độ C trở lên. Đó là lý do tại sao bạn thấy kẹo và chocolate dính túi áo dưới trời nắng nóng.
Phấn màu: Cũng như chocolate, phấn màu không chịu được nhiệt độ cao. Ở 40 độ C, phấn màu bằng đầu mềm ra, và sẽ tan chảy ở nhiệt độ 48 độ C. Bạn nên nhắc trẻ nhỏ thu gọn các vật dụng này trước khi đỗ xe ngoài trời.
Lốp bánh hơi: Dạng lốp này có thể xì hơi, thậm chí nổ tung trong một số trường hợp nhất định khi đỗ xe dưới trời nắng. The New York Times cho biết hơi nóng làm không khí trong lốp nở ra có thể làm lốp phát nổ. Nhiệt độ cao cũng làm yếu cao su, khiến lốp nhanh mất hơi hơn.
Kính râm: Nhiệt độ cao có thể khiến gọng kính râm tan chảy, đồng thời làm suy giảm hiệu quả chống nắng của mắt kính.
Theo ICTnews
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin