Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 chiều tối qua (30/10), các phóng viên tập trung hỏi nhiều về nguyên nhân thiên tai liên tiếp tại miền Trung.
Các câu hỏi chủ yếu về nguyên nhân nào khiến tình trạng sạt lở đất liên tục diễn ra, phải chăng do mất rừng tự nhiên, xây dựng nhiều thủy điện dẫn tới mưa lũ, sạt lở và đâu là giải pháp để giảm thiểu tối đa những thiệt hại?
Đại diện Bộ TN&MT cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sạt lở đất, lũ ống và lũ quét. |
Đại diện Bộ TN&MT lý giải, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sạt lở đất, lũ ống và lũ quét. Trước tiên là những vấn đề liên quan đến địa chất, địa hình, kế đó là hệ quả từ tác động của các hoạt động dân sinh.
"Khu vực miền Trung về địa chất có nhiều loại đất đá cổ, bị đập vỡ nứt nẻ tạo ra các lớp vỏ phong hóa rất dày, nhiều đất sét, đây là điều kiện hết sức bất lợi, khi mưa lớn, đặc biệt lâu ngày, nước chứa trong các lớp phong hóa này sẽ bị nhão và có lực trượt kéo xuống phía dưới.
Ngoài ra là hoạt động dân sinh, khi chúng ta phát triển, cần phải mở đường, san ủi để có mặt bằng xây dựng nhà ở, trường học, trong đó có cả các nhà máy thủy điện để bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Các hoạt động này là nguyên nhân kích hoạt để thiên tai có thể xảy ra", Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành lý giải.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. |
Cùng đề cập tới tình trạng lũ ống, lũ quét sạt lở đất, đại diện Bộ Xây dựng kiến nghị một số giải pháp trước mắt nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra.
"Giải pháp để phòng chống là gì? Đối với việc xây mới, quan trọng là lựa chọn địa điểm để làm sao tránh được lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Hiện nay chúng ta đã có bản đồ về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nhưng tỷ lệ không cao, khoảng 1/20.000 hoặc 1/50.000, xã chỉ là một chấm nhỏ, vấn đề làm sao là phải đưa ra tỷ lệ 1/500. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng các chuyên gia để chuyển tỷ lệ này về 1/500 thì khi đó chúng ta mới quản lý được", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết.
Tại buổi họp báo, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã tham mưu cho Chính phủ loại bỏ 472 thủy điện nhỏ ra khỏi quy hoạch. Hơn 200 điểm tiềm năng có thể xây dựng thủy điện cũng đang được xem xét kỹ lưỡng, chặt chẽ để vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội địa phương, vừa tránh được những rủi ro thiên tai.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin