Đời sống - Xã hội

Ngư dân Cam Ranh mưu sinh trong mùa biển động

18:02, 19/12/2022
Gió to, sóng lớn nên gần như toàn bộ tàu thuyền đánh bắt xa bờ, vùng lộng ở Tp Cạm Ranh, tỉnh Khánh Hòa phải vào bờ neo đậu kèo dài từ tháng 8 cho đến hết năm. Để đảm bảo an toàn tính mạng, trong khoảng thời gian dài biển động này, nhiều ngư dân đã chuyển sang một số nghề khác để mưu sinh trên vùng biển gần bờ, nhưng vẫn có thu nhập cho gia đình.

Mặc dù mùa biển động, nhưng ống nước, đồ điện, sơn các loại… là những mặt hàng đang được ngư dân đang neo tàu và cư trú ở các điểm đảo thuộc Quần đảo Trường Sa gửi người thân từ đất liền mua để kịp nhờ tàu lớn chuyển ra trong dịp cuối năm.  

Chị Phạm Thị Thu Lan cùng với khánh đến mua hàng
Nguồn hàng của các tiểu thương ở phường Mỹ Ca, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa nhờ người thân trong đất liền thu gom chuyển ra đảo.

Chị Phạm Thị Thu Lan, hộ tiểu thương ở phường Mỹ Ca, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa vui khi nhận được đơn hàng của ngư dân gửi về. Chị nói: “Mùa biển động, ở ngoài đảo có nhu cầu thì nhà em sẽ cung cấp gửi ra. Khu vực em bán đến 90% là bộ đội, còn 10% của dân, do đó việc cung cấp hàng cho bà con ngư dân khi thời điểm hiện nay cũng rất tiện”.

a
Biển động nên hàng ngìn tàu thuyền của ngư dân Cam Ranh phải neo đậu dài ngày tại các cảng cá.

Không còn tấp nập vào ra như những tháng đầu năm, các âu tàu, bến cá ở Đá Bạc, Tp Cam Ranh những ngày cuối tháng 12 này lại có hơn 1.000 tàu thuyền lớn nhỏ của ngư dân neo đậu lâu dài. Bốn tháng nằm bờ không thể đánh bắt trong mùa biển động nên nhiều ngư dân đã tìm cách chuyển sang nghề lặn săn tôm, câu rê lưới đáy mong có thêm thu nhập cho gia đình khi ngày Tết đã cận kề.

Ngư dân Nguyễn Quang Hiền (58 tuổi) ở phường Cam Lợi, TP Cam Ranh, Khánh Hòa cho biết: “Nghề lặn cũng khá vất vả. 6 giờ lo quăng mồi, canh chừng đến 7h lặn tìm cua. Một ngày anh em lặn tính ra cũng được 300 ngàn, đủ để trang trải cuộc sống”.

a
Ngư dân chuẩn bị máy thở cho chuyến lặn săn tôm.

Khác với những năm trước đây, tháng 12 năm nay khu vực Vịnh Cam Ranh biển động, sóng rất mạnh. Để bảo vệ tài sản, hàng ngàn lồng nuôi tôm hùm đã được người dân kéo vào âu thuyền, cảng cá tránh trú. Cùng với đó còn có nhiều hộ chuẩn bị vật tư, ngư cụ để lắp đặt thêm bế đỡ, khung lồng cho nuôi trồng các loại thủy hải sản có giá trị khác.

Các lồng nuôi tôm được kéo vào các âu thuyền trên vịnh.
Các lồng nuôi tôm được kéo vào các âu thuyền trên vịnh.

Ông Mai Văn Cường, phường Ba Ngòi, Tp Cam Ranh, Khánh Hòa chuyên cung cấp vật tư, thiết bị cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản nói vui: “Mùa này tuy biển động, nhưng bà con làm nhiều lồng nuôi tôm, cứ vài ngày chất lên cả xe hàng cho họ để cấp cho hộ nuôi hàu đưa ra vịnh neo bế”.

Còn ông anh Ninh Văn Tuyền, hộ nuôi tôm có quy mô lên đến 500 lồng neo tại vịnh Đá Bạc, Tp Cam Ranh, Khánh Hòa chia sẻ “Toàn bộ vùng biển ở đây được anh em bám vào bà con để nuôi trồng thủy sản, góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho bà con” .

Tôm hùm - Sản vật của vịnh Cam Ranh.
Tôm hùm - Sản vật đặc thủ của vịnh Cam Ranh.

Được biết, bên cạnh đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở TP. Cam Ranh là thế mạnh và là mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy, địa phương này đang từng bước áp dụng chính sách đặc thù để chuyển dịch dần nghề nuôi trồng thủy sản  truyền thống sang áp dụng công nghệ hiện đại cho năng suất, thu nhập cao./.

Nguyễn Nam - Chu Quý

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện