Hiểu biết

Thi vào lớp 10: Những chú ý không thể bỏ qua khi làm bài thi môn Ngữ văn

19:50, 11/07/2020
Muốn đạt điểm cao thi vào lớp 10, học sinh cần có dẫn chứng thực tế khi làm bài văn nghị luận xã hội, nắm chắc các tác phẩm nghị luận văn học và phân biệt được các dạng đề, tránh mất điểm đáng tiếc khi xác định sai yêu cầu đề bài, trả lời thiếu trọng tâm, không tuân thủ các nguyên tắc trình bày.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Nghị luận xã hội: Cần dẫn chứng thực tế

Cô Văn Trịnh Quỳnh An, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đưa ra một số lưu ý kỹ năng giúp học sinh dễ dàng chinh phục được các dạng bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn.

Ở phần Nghị luận xã hội, đề bài thường yêu cầu học sinh chọn 1 trong một số quan điểm. Do đó, ngay ở phần mở bài, các em phải chỉ rõ vấn đề nghị luận để người chấm bài dễ dàng biết được phương án lựa chọn. Sau đó, học sinh sẽ dễ dàng triển khai ở phần thân bài hơn.

Học sinh sẽ có được 0,25 điểm nếu đảm bảo được cấu trúc: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài phải khẳng định lại được vấn đề.

Một trong những phương pháp để học sinh có thể làm được bài tốt hơn, đó là hãy chia đoạn ở phần thân bài. Phần thân bài sẽ triển khai các ý bao gồm: giải thích, bàn luận, mở rộng, nêu bài học. Mỗi phần này các em hãy chia ra 1 đoạn để ý của mình được rõ ràng và sáng sủa hơn. Những bài văn trình bày rõ ràng, sáng ý luôn chiếm được nhiều cảm tình của người chấm điểm.

Yêu cầu quan trọng khi làm bài nghị luận xã hội là phải có dẫn chứng thực tế. Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ những trường hợp là con người, hoạt động, tổ chức, phong trào cụ thể hoặc dùng lập luận của mình để tạo ra một dẫn chứng. Tuy nhiên, các em thường mắc phải lỗi, đó là lấy dẫn chứng không đúng cho yêu cầu cần nghị luận, hoặc lấy những dẫn chứng không tiêu biểu. 

Nghị luận văn học

Với bài Nghị luận văn học, học sinh cần nắm chắc nội dung tác phẩm, phải phân biệt dạng đề liên hệ và thể hiện cảm nhận về tác phẩm. 

Đề thi sẽ không yêu cầu các em phải phân tích quá sâu sắc hay thể hiện những kiến giải của bản thân. Yêu cầu đơn giản là cần biết viết 1 bài văn nghị luận về tác phẩm văn học (đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật). Đây là kiểu bài đơn giản, tuy nhiên học sinh phải nắm được cách làm cơ bản: mở bài giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết luận tổng kết vấn đề. Khi triển khai vấn đề, hãy nhớ phải luôn bám sát đề.

Với dạng đề liên hệ, học sinh thường mắc phải lỗi sai là phân tích luôn cả tác phẩm liên hệ. Đây là thao tác dư thừa. Khi liên hệ, các em chỉ cần tìm ra được điểm tương đồng với văn bản có sẵn.

Còn ở dạng đề thể hiện cảm nhận về 2 tác phẩm, các em phải phân tích cả 2 tác phẩm thông qua việc làm rõ các yếu tố nghệ thuật.

Theo các giáo viên tổ Ngữ văn của HOCMAI, nghị luận văn học dạng so sánh trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn là dạng bài phức tạp bởi phạm vi kiến thức không chỉ nằm trong một tác phẩm, đòi hỏi học sinh phải có định hướng viết phù hợp.

Để giành điểm cao đối với dạng bài này khi làm bài thi, học sinh cần tham khảo ngay những hướng dẫn dưới đây: 

 

Những lỗi sai cần tránh

Với những lỗi để mất điểm đáng tiếc, cô Đỗ Khánh Phượng đưa ra lời khuyên về 5 lỗi chung hay gặp nhất.

Ngoài ra, học sinh cần phân chia thời gian làm bài hợp lí cho từng câu hỏi để đảm bảo chất lượng của bài thi, không vì mải mê làm những câu mình nắm chắc kiến thức nhất mà dành thời gian ít cho những câu hỏi khác, dẫn đến những câu sau thường bị thiếu ý, bài viết sơ sài, không đúng trọng tâm đề bài.

 

 

Theo Lao động

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện