![]() |
Những ngày này, gia đình chị Lô Thị Bích cùng nhiều hộ dân trong bản Cù, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, lại tranh thủ thời tiết thuận lợi để vào rừng tìm đào măng đắng về chế biến món ăn, nhiều thì bán bán kiến thêm thu nhập cho gia đình. |
![]() |
Theo chia sẻ của chị Lô Thị Bích: Vào đầu mùa măng hiếm, giá bán nhập từ 20 đến 25 nghìn đồng/1kg, cuối mùa măng mọc nhiều, nên giá còn 10 đến 12 nghìn đồng/1kg. Để có thêm thu nhập vào mùa này 2 đến 3 ngày chị cùng nhiều chị em khác lại lên rừng kiếm măng đắng về bán kiếm ít thu nhập. |
![]() |
Theo kinh nghiệm của người dân vùng cao từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, khi măng vừa kịp nhú lên mặt đất là thời gian thích hợp để thu hoạch măng, nếu để măng mọc cao khỏi mặt đất vỏ măng đổi từ màu trắng sang màu xanh sẽ có vị đắng rất đậm, rất khó ăn, nên cuối mùa người dân sẽ không thu hoạch nữa. |
![]() |
Chị Lộc Thị Xoa, người đồng bào dân tộc Thái ở bản Cù (xã Chiêu Lưu, Kỳ Sơn, Nghệ An), một trong những người có nhiều kinh nghiệm trong việc kiếm măng đắng chi sẻ: Để đào được măng đắng này rất vất vả, vì các loại măng ngọt có búp mọc hẳn lên trên mặt đất thì thu hái rất dễ dàng, còn măng đắng lại ẩn mình sâu trong lòng đất, rất khó tìm. Nếu không có nhiều kinh nghiệm thì cũng không thể tìm được búp nào. |
![]() |
Măng đắng được biết đến là đặc sản ở các huyện miền núi Nghệ An, như Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. |
![]() |
Trước đây, khi cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, măng đắng là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của bà con vào mùa giáp hạt. Với vị đắng nhạt pha lẫn vị ngọt giòn, hiện măng đắng đã trở thành đặc sản được nhiều người miền xuôi ưa chuộng. Đây cũng là mặt hàng được trao đổi mua bán trên thị trường mang lại thu nhập thời vụ cho người dân miền núi mỗi khi vào mùa. |
![]() |
Chị Lô Thì Hoài, thương lái có nhiều năn chuyên thu mua các sản phẩm rau, củ, quả rừng và xuất bán đi các địa phương trong tỉnh chia sẻ: “Măng đắng là một trong những sản phẩm được người dân các huyện miền xuôi ưa chuộng. Cứ vào mùa, gia đình ại lặn lội vào các xã vùng cao như Huồi Tụ, Mỹ Lý, Đoọc Mạy, Na Ngoi... để thu mua măng đắng để chuyển đi các huyện miền xuôi như thành phố Vinh, Nam Đàn, Thanh Chương... tiêu thụ. |
![]() |
Măng đắng là lâm sản phụ dễ tiêu thụ, mang lại thu nhập trực tiếp cho người dân vùng cao vào mùa giáp hạt, rất phù hợp phát triển trồng giới tán rừng. |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhiều năm gần đây người dân huyện vùng cao Kỳ Sơn đã chủ động khoanh nuôi, bảo vệ nhiều và phát triển nhiều diện tích rừng măng đắng, hướng đến xây dựng các mô hình kinh tế gắn với rừng để nâng cao giá trị của rừng trên cùng đơn vị diện tích. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin