Trong chương trình An toàn giao thông phát sóng ngày 27/10/2024 của Đài PT-TH Nghệ An, trên địa bàn tỉnh hiện nay xuất hiện tình trạng xe cứu thương hoạt động trá hình, không đảm bảo các điều kiện an toàn giao thông và điều kiện xe ô tô cứu thương. Cụ thể: “Những chiếc xe được hoán cải, gắn mác xe cứu thương lao nhanh trên đường và bất chấp tín hiệu đèn giao thông là nỗi khiếp sợ của cả người tham gia giao thông và cả người trên xe".
Để khắc phục tình trạng này, tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với hoạt động xe ô tô cứu thương trên địa bàn toàn tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh đề nghị:
1. UBND các huyện, thành, thị
- Tổ chức rà soát, lập danh sách xe ô tô cứu thương của các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động trên địa bàn quản lý và báo cáo về Sở Y tế trước ngày 20/11/2024, để tổng hợp và phối hợp với ngành chức năng theo dõi, quản lý và xử lý vi phạm.
- Sau khi rà soát, đề nghị đình chỉ ngay hoạt động đối với các xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật, ô tô gắn mác xe cứu thương không do cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật; xe gắn còi đèn ưu tiên không đúng quy định. Hướng dẫn chủ phương tiện thực hiện các thủ tục cần thiết để được Sở Y tế Nghệ An cấp phép hoạt động cấp cứu theo quy định;
Chỉ đạo UBND cấp xã nơi chủ xe cư trú trực tiếp chủ phương tiện để lập biên bản yêu cầu tổ chức, cá nhân không không đưa phương tiện chưa được cấp phép vào hoạt động cứu thương; tháo dỡ ngay hệ thống còi, đèn ưu tiên được lắp đặt không đúng quy định, không đúng đối tượng. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm đưa phương tiện hoạt động vận chuyên cứu thương không đúng quy định; hoặc lợi dụng xe cứu thương để hoạt động trá hình vi phạm an toàn giao thông.
2. Đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động của xe cứu thương trá hình, xe gắn còi đèn ưu tiện không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, hoặc lợi dụng xe được quyền ưu tiên để phóng nhanh, vượt ẩu, vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó tập trung xử lý dứt điểm xe hoán cải, xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật, xe không đủ điều kiện cấp theo quy định nhưng vẫn tham gia hoạt động vận chuyển bệnh nhân cấp cứu; Xử lý nghiêm đối với chủ xe, lái xe hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển bằng xe cấp cứu không đúng quy định.
3. Sở Y tế:
- Tổng hợp số lượng xe ô tô cứu thương đã được cấp phép hoạt động trên địa bàn tỉnh, phân theo địa bàn từng huyện để thông báo Công an tỉnh để phối hợp quản lý, xử lý vi phạm đồng thời gửi báo cáo Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo quản lý sử dụng xe ô tô cứu thương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng xe ô tô cứu thương thuộc thẩm quyền quản lý; theo dõi quản lý xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo các bệnh viện thường xuyên khuyến cáo bệnh nhân, người nhà bệnh nhân không sử dụng dịch vụ xe cấp cứu trá hình, xe không có giấy phép hoạt động cứu thương...; Yêu cầu các bệnh viện chấm dứt hợp đồng vận chuyển cấp cứu với các chủ phương tiện chưa đảm bảo điều kiện hoạt động cứu thương và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xẩy ra sự cố trong quá trình cấp cứu bệnh nhân.
- Có văn bản hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động xe cứu thương để các cơ sở khám chữa bệnh đăng ký hoạt động xe cứu thương khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh tăng cường quản lý hoạt động của xe ô tô cứu thương tại cơ sở; yêu cầu lái xe chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị, địa phương chỉ đạo thực hiện và báo cáo kết quả về Ban An toàn giao thông tỉnh trước ngày 20/11/2024 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin