Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

10 năm Android: Từ số không tới xuất sắc

08:00, 03/10/2018

Năm 2008, không nhiều người dám nghĩ rằng Android có thể trở thành hệ điều hành phổ biến nhất toàn cầu.

 

Tháng 10/2008, một đám đông người đứng trước cửa hàng T-Mobile ở Washington, Mỹ, chờ xếp hàng mua chiếc T-Mobile G1. Đó là chiếc điện thoại có số lượng phát hành rất hạn chế. Ở Mỹ, chỉ có các cửa hàng bán lẻ cao cấp của T-Mobile tại những khu vực đã triển khai 3G mới có. Thậm chí, thiết bị cũng cần phải kích hoạt ngay tại cửa hàng sau khi mua. Nhưng đám đông không quan tâm nhiều tới những điều này, họ tới xếp hàng đơn giản bởi đây là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới chạy hệ điều hành nhân Linux mới do Andy Rubin phát triển mà sau này Google gọi là Android.

T-Mobile G1 có kiểu trượt ngang với bàn phím QWERTY cùng camera 3,15 megapixel.
T-Mobile G1 có kiểu trượt ngang với bàn phím QWERTY cùng camera 3,15 megapixel.

T-Mobile G1 có màn hình cảm ứng điện dung 3,2 inch, độ phân giải HVGA 480 x 320 pixel, hiển thị 65.000 màu. Thiết bị có một trackball nhưng hoạt động không giống trackball trên điện thoại BlackBerry. Bàn phím QWERTY thiết kế kiểu trượt ngang và thiết bị di động này hầu như không có bộ nhớ đệm hoặc bộ nhớ trong. Mặc dù được trang bị camera 3,15 megapixel, nó lại không hỗ trợ quay video. Bên cạnh đó, kết nối Bluetooth cũng hạn chế, không hỗ trợ âm thanh stereo và không thể truyền dữ liệu.

Nhưng ở thời điểm đó, G1 đã là một kiệt tác về kỹ thuật ở cả phần cứng và phần mềm. Cùng với Android sơ khai, chiếc điện thoại đã thay đổi cách người dùng nghĩ về một thiết bị "di động".

Khi khái niệm về "cửa hàng ứng dụng" chưa được hình thành (mặc dù các công ty đã phân phối ứng dụng di động qua Internet), tốc độ tải xuống 3MB/giây trên mạng 3G mới của T-Mobile đã làm rung chuyển cảm nhận của tất cả người dùng. Bên cạnh đó, các phần mềm cài đặt trên G1 cũng khiến người dùng thích thú. Đó là Gmail, một trình duyệt web thô sơ, một tiện ích đồng hồ tròn khá lớn và vài tiện ích nhỏ khác. Người dùng cũng có thể nhìn thấy danh bạ và lịch cá nhân của mình, cũng như tiền thân của Hangouts với cái tên GChat. Tất nhiên, không phải tất cả đều hoạt động tốt, bởi vẫn còn nhiều hạn chế về tốc độ truy cập.

Dẫu vậy, chỉ có một số ít người mua G1. Cũng không ai nghĩ về việc hệ điều hành trên thiết bị này sẽ trở nên cực kỳ phổ biến trong tương lai. Một phần vì sự quan tâm đang được chia sẻ rất nhiều với iPhone. Lý do còn lại là dù mang tiếng là chiếc di động "mở", thiết bị này lại bị "khóa" và chỉ cho phép sử dụng trên mạng T-Mobile. Do đó, những người muốn làm phần mềm cho máy phải dùng mạng này, hoặc tìm một ứng dụng "bẻ khóa" nào đó mới có thể thử nghiệm các tính năng của G1. Một thập kỷ trước, rõ ràng nhà mạng nổi tiếng của Mỹ không có chất lượng dịch vụ tốt như hiện tại.

T-Mobile G1 có kiểu trượt ngang với bàn phím QWERTY cùng camera 3,15 megapixel.
T-Mobile G1 có kiểu trượt ngang với bàn phím QWERTY cùng camera 3,15 megapixel.

Rất may, Android sau đó đã dần được chấp nhận. Samsung và Motorola đã góp phần đưa điện thoại Android phổ biến trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các nhà mạng như Verizon với đội ngũ truyền thông sáng tạo của mình đã đưa thông tin hình ảnh về hệ điều hành Android tới với đông đảo người dùng, thông qua các biển quảng cáo hay sự hiện diện tại sự kiện Super Bowl nổi tiếng. Rất nhanh chóng, các thiết bị chạy Android đã xuất hiện trong tay của hàng triệu người.

Một năm sau, Samsung nhận ra tiềm năng của hệ điều hành này và đưa mọi thứ lên một cấp độ mới với sự ra mắt Galaxy S. Trong khi Motorola và Verizon nhắm mục tiêu vào thị trường khoảng 70 triệu người ở Mỹ, Samsung muốn mang ra cho cả thế giới thấy một chiếc điện thoại thú vị nhất từng biết tới.

Galaxy S phiên bản đầu tiên đã có những cải tiến đáng kể, như cảm ứng đa điểm, khả năng điều hướng qua từng chặng trong Google Maps và tất cả thông tin của người dùng trên Google đều đồng bộ cùng với các ứng dụng email, danh bạ và lịch. TouchWiz, giao diện cảm ứng phát triển bởi Samsung, được sinh ra đúng thời điểm để thay đổi mọi thứ, khi tối đa hóa khả năng tùy chỉnh của người dùng. Lúc này, Android cùng các phần mềm hoạt động trên nó mang lại trải nghiệm giống như một phiên bản hệ điều hành trên máy tính để bàn, nhưng thú vị và "kỳ quặc" hơn bất kỳ điều gì mọi người đã thấy trước đó.

10 năm sau, rất nhiều công ty đang chung tay giúp định hình Android Pie, phiên bản lớn thứ chín sắp ra mắt của hệ điều hành này. Sony, LG, OnePlus, Huawei và nhiều công ty tên tuổi khác đã và đang đóng góp công sức vào việc hoàn thiện mã nguồn để hệ điều hành Android mới có thể hoạt động trơn tru.

Không còn là một sản phẩm độc quyền bởi Google, Android bây giờ giống như một nền tảng thông minh cho các thiết bị kết nối. Trong quá khứ, HTC đã khởi đầu cho ý tưởng về một hệ điều hành "Android nguyên bản" với chiếc Nexus One khi loại bỏ phần mềm rác từ các đối tác nhà mạng hay chính nhà sản xuất. Tiếp đó là EVO 4G, chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ mạng LTE tại Mỹ. Những năm sau, Galaxy Note của Samsung dẫn đầu cho xu hướng mới về một thiết bị di động với màn hình rộng và bộ nhớ lưu trữ lớn. LG đưa ra mẫu G5 để cho thấy camera kép có thể mang tới những trải nghiệm tuyệt vời như thế nào trong việc chụp ảnh.

T-Mobile G1 có kiểu trượt ngang với bàn phím QWERTY cùng camera 3,15 megapixel. T-Mobile G1 có kiểu trượt ngang với bàn phím QWERTY cùng camera 3,15 megapixel. T-Mobile G1 có kiểu trượt ngang với bàn phím QWERTY cùng camera 3,15 megapixel.
 

Ben Bajarin, Giám đốc bộ phận Consumer Technology Practice của công ty tư vấn chiến lược Creative Strategies, đã viết vào năm 2013 rằng Android chính là phần mềm dành cho thị trường hàng hóa điện tử. Không lâu sau đó, sự xuất hiện của những sản phẩm như Fire TV của Amazon đã minh chứng cho điều này.

Android đã biến điện thoại và các thiết bị di động khác mà chúng ta mang theo mỗi ngày trở thành một chiếc máy tính mạnh mẽ để có thể làm mọi thứ cần thiết trên đó. Nó trở thành cơ sở để các công ty khác xây dựng nên những phần mềm đáng kinh ngạc sau này, với sức ảnh hưởng lan tỏa cả thế giới.

Trong hơn một thập kỷ qua, Android đã biến đổi từ một hệ điều hành cho phép tùy chỉnh ban đầu trên Galaxy S tới Android Pie, nền tảng cho phép cung cấp một loạt tính năng mà thậm chí không ai dám mơ ước vào năm 2008. Đó là các thông báo cho người dùng biết ai đó đang cố gắng gửi tin nhắn tới, hoặc giao diện cho phần cứng máy ảnh, vốn đã được nhà sản xuất tối ưu một cách triệt để, vẫn có thể tạo ra các bức ảnh đẹp hơn nhờ tương tác với AI hoặc phần mềm. Android giờ thích nghi với bất kỳ màn hình nào, từ TV tới những chiếc smartwatch đeo khi tập chạy. Nhưng đó là các thiết kế được tạo ra để thích ứng, cho nên vẫn chỉ có một chỗ để nó tỏa sáng phù hợp nhất - chính là trên điện thoại thông minh.

Không ai biết điều gì sẽ xuất hiện trong 10 năm tiếp theo từ Google, Samsung, BlackBerry hay bất kỳ công ty công nghệ nào khác đang hoạt động tích cực trong hệ sinh thái Android. Nhưng nếu có, chắc chắn đó sẽ là những thứ tuyệt với.

Theo VNE