Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Thổ cẩm người Thái sẽ được bán đi 10 nước trên thế giới

18:50, 01/08/2018

Các sản phầm thổ cẩm của chị em người Thái ở huyện vùng cao Kỳ Sơn sẽ được Trung tâm Nghiên cứu, Liên kết - Phát triển thủ công mỹ nghệ thu mua và bán đi 10 nước trên thế giới.

Với mong muốn duy trì và phát huy những văn vóa truyền thống của người Thái, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế từ những sản phẩm thổ cẩm, Trung tâm Nghiên cứu, Liên kết và Phát triển thủ công mỹ nghệ (gọi tắt là Craft Linh) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Hội Phụ nữ huyện Kỳ Sơn tổ chức xây dựng mô hình dệt thổ cẩm cho 60 chị em phụ nữ bản Noọng Dẻ, xã Nậm Cắn và bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn.

gggg
Các học viên sẽ được đào tạo để nâng cao tay nghề.

Thông qua mô hình 60 hội viên phụ nữ của 2 bản sẽ được tập huấn nâng cao tay nghề. Ngoài ra, các hội viên còn được học kỹ năng quản lý nhóm; Làm sổ sách kế toán, tính giá thành sản phẩm; Thiết kế Phát triển và hoàn thiện sản phẩm; Quản lý chất lượng sản phẩm; Đóng gói sản phẩm và quảng bá sản phẩm ra thị trường.

ffhfghfg
Những sản phẩm thổ cẩm được tạo ra vừa có tính truyền thống vừa đáp ứng được nhu cầu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, các hội viên còn được Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên huyện hỗ trợ 10 máy khâu công nghiệp, 20 khung cửi dệt và Trung tâm Craft Linh cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất, và bao tiêu đầu ra toàn bộ sản phẩm.

fghdghdt
Mô hình sẽ phát huy được văn hoá truyền thống và tạo thêm thu nhập cho đồng bào người Thái.

Bà Trần Tuyến Lan - Giám đốc Craft Linh cho biết: “Hàng năm Trung tâm Craft Linh sẽ thu mua tất cả các sản phẩm thổ cẩm đã được chúng tôi đặt hàng để phân phối cho các đại lí, cửa hàng trong nước. Ngoài ra, chúng tôi còn xuất khẩu các sản phẩm thổ cẩm đi 10 nước trên thế giới”.

Tham gia mô hình có 60 hội viên là chị em phụ nữ Thái Khăng, và Thái Thanh ở bản Na xã Hữu Lập, và bản Noọng Dẻ xã Nậm Cắn.JPG
Mô hình có 60 hội viên là chị em ở bản Na, xã Hữu Lập và bản Noọng Dẻ, xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn.
Việc xây dựng mô hình dệt thổ cẩm truyền thống ở Kỳ Sơn nhằm giúp cho chị em nâng cao kỹ năng về nghề dệt thổ cẩm truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ vùng cao./.

Lữ Phú