"Cam tổng đội" Thanh Chương được gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm
"Cam tổng đội" là một trong những sản phẩm nổi tiếng của huyện Thanh Chương. Nhằm nâng tầm giá trị thương hiệu "cam tổng đội", huyện Thanh Chương đã chỉ đạo các ngành liên quan và xã Thanh Đức triển khai nhiều giải pháp và nay đã được gắn tem truy xuất sản phẩm, mở ra nhiều triển vọng mới.
Trong những ngày này về trên vùng đất của Tổng đội TNXP2 nay là xóm Sướn xã Thanh Đức huyện Thanh Chương rất dễ dàng bắt gặp từng đoàn người về đây để chiêm ngưỡng, mua bán và thưởng thức Cam của người dân nơi đây. Bởi từ lâu, họ đã được nghe đến thương hiệu cam tổng đội nhưng chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấycác vườn cam ở đây được trồng và chăm sóc như thế nào. Chị Nguyễn Thị Hòa ở Thành phố Hà Tĩnh nói : Chúng tôi cuối tuần thường về chiêm nghiễm và trải nghiệm tai các vườn cam của xã Thanh Đức. Tôi thấy Cam ở đây rất ngọt và sạch. Rất tuyệt vời. Còn anh Đậu Khắc Sơn ở xã Thanh Thịnh huyện Thanh Chương khẳng định: Cam ở đây vỏ mỏng, ngọt và chúng tôi có thể ăn trực tiếp tại vườn.
Các vườn cam ở xã Thanh Đức vào ngày nghỉ có nhiều người đến tham quan và thưởng thức |
Theo chị Nguyễn Thị Hoa một chủ vườn cho biết: vườn Cam này của gia đình chị có tổng diện tích là hơn 5ha, Trong đó có 3 ha đã có thu hoạch và 2 ha mới trồng ở năm thứ 2. Chủ yếu là cam Xã đoài và Cam V2. Hiện nay Cam xã đoài đã bước vào giai đoàn chín rộ. Với giá hiện tại từ 30-35.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí chị cũng thu được hơn 1,5 tỷ đồng.
Chị Lê Thị Hoa ở xóm Sướn xã Thanh Đức vui mừng vì Cam năm nay được mùa |
“Thiên nhiên đã tạo cho cam ở đây rất đắc trưng cam không chỉ ngọt mà còn rất thơm. Với 3 ha dự tính năm nay chúng tôi sẽ xuất ra thị trường 60 tấn" - chị Hoa không giấu được sự vui mừng cho biết.
Với phương châm phát triển bền vững và sản xuất kinh doanh gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng nên người trồng cam ở xã Thanh Đức không sử dung các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt cỏ hay phòng trừ sâu bọ cho cam mà tất cả đều làm bằng các biện pháp thủ công như nhử, trùm màn, làm cỏ bằng máy.
Từ khi Cam tổng đội được gắn tem truy xuất sản phẩm thì đã mở rộng được thị trường không chỉ trong tỉnh mà còn vươn ra cả Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng |
Để khuyến khích người dân trồng và phát triển Cam nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và cải thiện cuộc sống, UBND huyện Thanh Chương cũng đã ban hành đề án phát triển một số cây trồng chủ lực gắn liền với thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016-2020 kèm theo các cơ chế hỗ trợ lớn nên đã được nhân dân đồng tình và ủng hộ.
"Từ khi có tem truy xuất sản phẩm đến nay thì việc buôn bán của chúng tôi cũng thuận lợi hơn nhiều. Khách mua hàng không còn phải băn khoăn, lo lắng về sản phẩm như trước đây" - anh Nguyễn Văn Nam, một tư thương cho hay.
Từ khi có đề án, thì diện tích cam trồng mới trên địa bàn huyện Thanh Chương được tăng lên đáng kể. Để thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm, được sự đồng ý của UBND huyện và xã Thanh Đức, những người trồng cam đã đứng ra tổ chức thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp. Sau khi thành lập HTX, đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên được thuận tiện hơn hẳn nhất là đã liên kết với nhau và hoàn thành thủ tục quy trình dán tem sản phẩm.
“Thành công ban đầu của HTX chúng tôi là đã liên kết được với nhau và tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên Cam chúng tôi đã được khẳng định. Việc được gắn têm truy xuất sản phẩm không chỉ là niềm vui riêng của nhà vườn mà đó còn là niềm vui chung của các tư thương’ - ông Phạm Bá Nga, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Thanh Đức Thanh Chương cho biết thêm.
Với phương châm sản xuất gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng nên công tác chăm sóc và bảo vệ Cam đều bằng biện pháp thủ công nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng. |
Hi vọng rằng bằng nhiều giải pháp quảng bá sản phẩm, đặc biệt là việc được dán tem truy xuất nguồn gốc, "cam tổng đội" nói riêng và các loại cây ăn quả của Thanh Chương sẽ ngày càng vươn xa, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, chiếm lĩnh được nhiều thị trường trong cả nước. Trở thành một loại cây trồng không nhưng xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người dân làm giàu.
Hữu Thịnh