Tại cánh đồng của xã Cắm Muộn, 41 ha bị thiếu nước, 5 ha bị bỏ hoang. Để làm đất, trước tết, nhiều dân của xã Cắm Muộn có điều kiện đã chủ động thuê máy bơm nước từ dưới sông lên tưới. Chỗ nào thuận lợi thì bà con làm guồng đưa nước dưới khe lên. Có chỗ thấp hơn thì chặt tre làm cầu máng dẫn nước, nhưng cũng chẳng mấy ăn thua.
“Ruộng tuy gần sông nhưng trước tình hình hạn hán lâu ngày, gia đình ông đã tự mua cái máy nhỏ bơm phục vụ ruộng của mình, thứ hai lấy nước giúp mấy hộ gia đình có ruộng gần với nhau” - ông Lang Văn Lịch Bản Mòng 1 –xã Cắm Muộn lo lắng nói.
Là ruộng bậc thang, gần khe suối, nhiều thửa ruộng ở cao hơn, bà con đã làm nhiều cách, kể cả xe bai, cọn nước, nhiều hộ gia đình khó khăn, không có điều kiện thuê máy hút nước, nên cần cự trợ giúp của chính quyền và các cấp ngành.
“Gia đình ông có 21a ruộng, thấy huyện và xã tổ chức bơm nước tưới tiêu cho ruộng, ông cũng ra thăm ruộng để lấy nước cho ruộng, nếu không ra lấy, thì cũng như mọi năm,không được thu hoạch”- ông Vi Văn Hạnh Bản Mòng 1, xã Cắm Muộn nói.
"Xã Cắm Muộn có 239,11 ha lúa. Diện tích hạn hán nằm chủ yếu ở hai Bản Mòng 1 và Mòng 2. Để đảm bảo an ninh lương thực xã đã triển khai các phương án chống hạn, chỉ đạo ban nông nghiệp xã lập tờ trình gửi huyện xin hỗ trợ nhiên liệu để phục vụ tưới tiêu cho lúa” - ông Lô Văn Tùng, Phó Chủ Tịch UBND xã Căm Muộn cho biết.
Hiện nay các trà lúa đông xuân đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh, phát triển. Cùng với 73ha nhiễm bệnh đạo ôn, vụ lúa này, Quế Phong có khoảng 82 ha lúa bị hạn. Nặng nhất là xã Cắm Muộn, 41 ha, thứ 2 là xã Tiền Phong 22 ha, Hạnh Dịch 20 ha. Xã có diện tích bị hạn nhẹ như Mường Nọc chỉ có 5 ha và chủ yếu nằm ở cuối nguồn. Để cứu lúa, Công ty Thủy lợi Tây Bắc Nghệ An cũng đã tập trung phun ép nước về cuối nguồn, đảm bảo cho lúa phát triển.
Quế Phong có diện tích ruộng nước tương đối lớn, đang mùa hạn hán, nhiều giếng nước bị cạn, ruộng nước cằn khô và đặc biệt là trong thời điểm dịch covid đang diễn biến phức tạp, cùng với cả nước, khắp nơi đang căng mình chống dịch covid -19, huyện Quế Phong đã kịp thời triển khai bơm nước chống hạn cứu lúa, nhằm đảm bảo cho các địa phương an ninh lương thực.
Trước mắt huyện cũng tập trung chỉ đạo, kiểm tra các công trình thủy lợi để duy tu, nạo vét các tuyến kênh mương, đắp bờ vùng, bờ thửa để phục vụ tưới tiêu. Đồng thời đôn đốc các xã, các đơn vị theo dõi tình hình sâu bệnh, diễn biến thời tiết để chủ động lên kế hoạch chống hạn cho lúa và phòng trừ sâu bệnh cho lúa và cây trồng khác.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin