Theo lịch thu hoạch thì vào khoảng đầu tháng 2 âm lịch, cây hành tăm mới đạt độ già và vào chính vụ thu hoạch, thế nhưng hiện nay nông dân trồng hành tăm tại xã Nghĩa Trung đã thay nhau thu hoạch, bởi giá bán đầu mùa cao gấp 2 đếm 3 lần chính vụ. Trước đây, mỗi gia đình chỉ trồng một luống hành tăm gần nhà đủ để ăn, rồi dần dần diện tích cây hành mở rộng, có gia đình trồng 1 sào, 2 sào nhưng cũng có những hộ đầu tư trồng gần hec ta hành. Trồng hành tăm, khâu thu hoạch là vất vả nhất, nhưng nhờ kinh nghiệm trong tỉa và chăm sóc nên hiện nay việc thu hoạch hành đơn giản và mất ít thời gian hơn nhiều so với trước kia.
Chị Nguyễn Thị Ngân, ở xóm Trung Tâm xã Nghĩa Trung gắn bó với cây hành tăm đã chục năm nay, theo chị hành tăm là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, đặc biệt rất phù hợp chất đất cao cưỡng. Mùa vụ bắt đầu tháng 8 dương lịch hàng năm và thu hoạch vào tháng 3 năm sau. Năm nay hành tăm được mùa bà con nông dân phấn khởi lắm, gia đình tôi làm 2 sào cây hành tăm, năm nay năng suất tăng hơn mọi năm do giống. Đầu mùa giá hành khô bán dao động từ 100 – 120 nghìn/kg; Ước tính năm nay nhà chị thu nhập được hơn 40 triệu đồng, không mất chi phí giống cây bởi giống nhà chị cất từ mùa vụ trước.
Gia đình chị Nguyễn Thị Ngân ở xóm Trung Tâm có gần 30 năm trong nghề trồng hành tăm ở xã Nghĩa Trung. |
“Nhà tôi năm nay tranh thủ thu hoạch sớm hơn mùa vụ dù biết để thêm vài tuần nữa cây hành sẽ chắc củ hơn. Nhưng sợ khi vào chính vụ, giá cả không còn cao như bây giờ. Vụ mùa năm ngoái hành cũng cho sản lượng cao thế nhưng giá thành chính vụ giảm sút nghiêm trọng nên năm nay rút kinh nghiệm gia đình tôi tranh thủ thu hoạch sớm hơn, mặc dù hành chưa được già củ và đẹp nhưng thương lái thu mua tận vườn với giá thành cao nên bà con nông dân cũng phấn khởi" - chị Ngân chia sẻ.
Hành tăm phát triển và cho hiệu quả cao trên cả đất cao cưỡng. |
Với ưu điểm là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, rất phù hợp chất đất sỏi sạn nên người trồng hành tăm ở Nghĩa Trung rất yên tâm với giống cây này. Nhiều năm qua, người dân các xóm vùng trong đã xem hành tăm là cây trồng có thể làm giàu trên mảnh đất cằn cỏi đá. Mùa vụ bắt đầu tháng 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 âm lịch năm sau. Việc thu hoạch hành tăm cũng cần nhiều thời gian. Nhà đông người, mỗi ngày thu hoạch được 60 - 70 kg. Hành củ đưa ngoài đồng về phải được nhặt sạch rác, rễ. Hành chưa đủ độ già, rễ còn tươi nên việc làm sạch sẽ lâu hơn. Bù lại, người trồng hành không phải vất vả tìm mối tiêu thụ mà có người đến tận nhà thu mua. Hành tăm được tư thương ở các huyện lân cận vào thu mua đưa đi tiêu thụ ở tận các thành phố lớn như: Vinh, Hà Nội
Củ hành tăm năm nay to hơn so với mọi năm. |
Hàng năm vào thời điểm này, tư thương đến thu mua vườn, giá có tăng hơn so với mọi năm nên người trồng hành tăm ở xã Nghĩa Trung rất phấn khởi. Chị Nguyễn Thị Minh - một thương lái làm nghề thu mua hành tăm cho biết: “Bình quân mỗi ngày tôi thu gom từ 1 – 1,2 tấn củ hành tăm. Trước khi đóng bao vận chuyển, hành phải được lựa lại một lần nữa. Hành được nhập cho các mối thu mua ở thành phố Vinh và một số huyện lân cận, trừ chi phí, tôi cũng thu lãi được từ 7trăm - 8trăm nghìn đồng/ngày từ dịch vụ này.”
Bà con chia sẻ cách đem lại năng suất cao cho cây hành tăm. |
Từ hiệu quả của cây hành tăm, đến nay trên địa bàn xã Nghĩa Trung có khoảng đến 30% số hộ trồng hành tăm, hộ ít 1 sào hộ nhiều gần 1ha, tập trung chủ yếu ở các xóm Trung Tâm, Trung Đồng, Trung Nguyên…. Hành tăm được mùa, được giá, mỗi sào hành cho thu hoạch 2,5-3 tạ với giá bán hành khô hiện nay từ 100 – 120 nghìn/kg. Tính trung bình, mỗi sào hành, sau khi trừ các chi phí, cũng thu về 13 - 15 triệu đồng.
"Cây hành tăm được trồng nhiều trên địa bàn xã với hơn 10ha. Nhận thấy hành tăm là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp, chúng tôi cũng rất kỳ vọng diện tích trồng loại cây này sẽ ngày càng tăng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương" - ông Đinh Trọng Tài, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung trao đổi.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin