Lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến ngày 24-5, trong số 37 hồ sơ đàm phán chủ đầu tư đã gửi EVN, có 19 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp với tổng công suất khoảng 1.400 MW đã được Bộ Công Thương thống nhất mức giá tạm thời.
Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương thống nhất mức giá tạm gồm: VPL Bến Tre, Nam Bình 1, Yang Trung, Chơ Long, Hưng Hải Gia Lai, Hanbaram, Lạc Hòa 2, Hòa Đông 2, Phù Mỹ 1, Phù Mỹ 3, Viên An, Trung Nam Thuận Nam 450MW, Hướng Hiệp 1, Tân Phú Đông, Hiệp Thạnh,...
Trong 37 hồ sơ đã gửi EVN, 28 hồ sơ đã đầy đủ và đã thống nhất phương pháp tính tương tự theo Thông tư 57, thông số đầu vào tiếp tục đàm phán. 9 hồ sơ vẫn chưa bổ sung được theo các yêu cầu pháp lý.
Chủ đầu tư của 48/85 nhà máy điện chuyển tiếp vẫn chưa nộp hồ sơ đàm phán đến EVN.
Theo Công ty Mua bán điện (EPTC) của EVN, hiện công ty đã nhận được hồ sơ của 37/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Công ty đã tổ chức làm việc với 28 chủ đầu tư có đầy đủ hồ sơ sơ. Đối với 9 chủ đầu tư hồ sơ chưa đầy đủ và cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến pháp lý của dự án, Công ty Mua bán điện đã đề nghị chủ đầu tư bổ sung các tài liệu còn thiếu và làm rõ các vấn đề liên quan.
Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam 450Mw. |
Trao đổi với PLO, lãnh đạo Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết, các hợp đồng mua bán điện (PPA) giữa EVN và các chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời đã ký kết trong giai đoạn trước kia, hiện nay chỉ thay đổi điều khoản về giá và cập nhật một số điều khoản.
Hướng dẫn về giá tạm đã được thế hiện rõ trong Thông báo 182 về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
Lãnh đạo này nhấn mạnh, kết quả này là tín hiệu tích cực, thể hiện nỗ lực đàm phán của EVN và các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa các bên, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo vị này, Luật Điện lực quy định, các dự án điện trước khi được đưa vào khai thác phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực. Tuy nhiên, theo thống kê, chưa đến một nửa số nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực. Cấp giấy phép điện lực là điều kiện tiết quyết để các dự án điện được huy động phát điện lên lưới.
Các chủ đầu tư cần gửi đầy đủ hồ sơ pháp lý để sớm được cấp giấy phép hoạt động điện lực, nhằm đưa các dự án này vào vận hành.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin