Kinh tế

Tập trung phòng trừ sâu róm gây hại rừng thông

17:42, 26/08/2024
“Huy động tối đa lực lượng, thực hiện các biện pháp bẫy, phun thuốc sinh học để diệt trừ sâu róm bảo vệ diện tích rừng thông” là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh sau khi đi kiểm tra tình hình sâu bệnh gây hại trên rừng thông tại 2 huyện Yên Thành và Nghi Lộc.
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống sâu róm hại thông tại xã Đồng Thành, huyện Yên Thành.
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống sâu róm hại thông tại xã Đồng Thành, huyện Yên Thành.

Tại huyện Yên Thành, sâu róm hệ III/2024 phát sinh gây hại phổ biến ở mức trung bình, cục bộ một số diện tích bị hại nặng gây xơ trụi tán lá. Tổng diện tích nhiễm sâu 362 ha, trong đó có 241 ha nhiễm nặng.

Nhiều diện tích thông bị sâu ăn sơ trụi tán lá.
Nhiều diện tích thông bị sâu ăn trụi tán lá.

Tại rừng thông của huyện Nghi Lộc, sâu róm thế hệ III/2024 phát sinh gây hại nặng trên khu vực phía Đông, tính từ Quốc lộ 1A trở xuống thuộc các xã: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Xá. Tổng diện tích nhiễm sâu 750 ha.

Dịch sâu róm có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.
Dịch sâu róm có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống sâu róm hại thông tại Nghi Lộc.
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống sâu róm hại thông tại Nghi Lộc.

Không chỉ Yên Thành và Nghi Lộc, rừng thông của các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… cũng xuất hiện sâu róm gây hại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ yêu cầu Tập trung phòng trừ sâu róm gây hại rừng thông.
Ngoài Yên Thành và Nghi Lộc, rừng thông của các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… cũng xuất hiện sâu róm gây hại.

Để chủ động phòng trừ, ngăn chặn sâu róm bùng phát trên diện rộng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ yêu cầu Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và các huyện có rừng thông tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các chủ rừng, tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo tình hình diễn biến của sâu, xác định những vùng có mật độ cao để tập trung tổ chức hướng dẫn chủ rừng phòng trừ kịp thời, hiệu quả. 

Đoàn công tác kiểm tra bẫy đèn bắt sâu róm ở xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc.
Đoàn công tác kiểm tra bẫy đèn bắt sâu róm ở xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc.

Các BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp và các hộ có rừng thông cần huy động lực lượng thường xuyên điều tra, khoanh vùng diện tích rừng bị nhiễm sâu trên địa bàn quản lý; Chuẩn bị đủ lượng vật tư, máy móc, nhân lực để thực hiện phun phòng trừ hiệu quả đối với sâu róm thông thế hệ IV; Kiên quyết không để sâu bùng phát gây thiệt hại nặng trên diện rộng; Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng, nhất là tại những vùng trọng điểm có diện tích rừng thông lớn, nguy cơ bị sâu gây hại cao; Ưu tiên các biện pháp phòng trừ sâu an toàn sinh học, ít tác hại đến môi trường./.

Thuý Vinh - Trường Ca

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện