Toàn cảnh hội nghị. |
Vùng Bắc Trung bộ có diện tích rừng tự nhiên 2,2 triệu ha và rừng trồng gần 1 triệu ha. Trong đó, diện tích rừng trồng sản xuất của tỉnh Nghệ An 219.000ha. Mỗi năm các tỉnh Bắc Trung bộ khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 5,3 triệu m3, trong đó tỉnh Nghệ An 1,5 triệu m3. Vùng Bắc Trung bộ có gần 105.000ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó Nghệ An cấp được 13.377 ha. Trồng rừng gỗ lớn của các tỉnh vùng Bắc Trung bộ đạt gần 235.000ha cao nhất trên toàn quốc, chiếm 52,7%.
Đồng chí Triệu Văn Lực - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu tại hội nghị. |
Hiện nay, các tỉnh vùng Bắc Trung bộ có 691 cơ sở/doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Bình quân giai đoạn 2022-2024 của các tỉnh vùng Bắc Trung bộ ước đạt 806 triệu USD/năm. Riêng tỉnh Nghệ An có 140 doanh nghiệp chế biến gỗ, giá trị xuất khẩu đạt 352 triệu USD.
Các đại biểu dự hội nghị. |
Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thu hút, hợp tác liên kết trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng nhận quản lý rừng bền vững trong thời gian tới tại vùng Bắc Trung bộ như: Hoàn thành Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung bộ tại Nghệ An để thu hút các nhà máy chế biến sâu các sản phẩm gỗ, nhằm tạo đầu ra ổn định, khuyến khích người dân tích cực tham gia trồng rừng gỗ lớn; Có chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu đặt nhà máy chế biến gỗ trong vùng tập trung nhiều rừng sản xuất để thuận tiện việc thu mua nguyên liệu, giảm chi chí vận chuyển, tăng giá trị gỗ rừng trồng, tạo lòng tin đối với người trồng rừng khi liên kết với các nhà máy trong các hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ;
Đại biểu phát biểu tham luận tại hội nghị. |
Huy động và gắn kết các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án để nâng cao hiệu quả trong công tác phát triển rừng và vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC phục vụ nhu cầu đầu vào của các nhà máy ở trên địa bàn; Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đồng bộ, phát triển các dịch vụ logistics trong sản xuất, chế biến lâm sản; Đẩy mạnh cơ giới hoá trong hoạt động lâm nghiệp; Bảo đảm kết nối đồng bộ giữa vùng nguyên liệu với khu chế biến lâm sản và dịch vụ đầu ra cho sản phẩm lâm sản…/.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin