Tại điểm cầu Nghệ An. |
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị một số nội dung trọng tâm mà các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện đến tháng 4 năm 2023. Trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo khuyến nghị của EC; Rà soát số lượng tàu cá, hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia. Rà soát các điểm tàu cá cập bến bốc dỡ thủy sản khai thác để tổ chức giám sát và truy xuất nguồn gốc thủy sản được bốc dỡ tại địa phương. Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến; tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên phải cập cảng chỉ định. Bên cạnh đó xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa phương để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh hoạt động ngoại tỉnh. Lập danh sách các tàu cá không tham gia khai thác thủy sản và các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU để theo dõi, quản lý. Mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, đặc biệt là tại khu vực vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định giữa Việt Nam và các nước có liên quan. Cập nhật 100% kết quả xử phạt hành vi khai thác IUU vào hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý. Bên cạnh đó, về hợp tác quốc tế sẽ đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện đường dây nóng giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Thái Lan, Trung Quốc để trao đổi thông tin, xử lý các vụ việc về tàu cá, ngư dân hai nước.
Từ năm 2018 đến năm 2022, Nghệ An xử phạt gần 6,4 tỷ đồng vi phạm về khai thác IUU. |
Tại Nghệ An từ năm 2018 đến nay Chi cục Thủy sản và lực lượng Biên phòng xử lí hành chính 1.280 vụ với số tiền gần 6,4 tỷ đồng với các vi phạm về khai thác IUU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin