Ký ức không quên
Đường phố Huế từ Đài PT-TH Huế nhìn xuống |
Tháng 12 năm 1980, tôi chuyển ngành từ Quân chủng không quân về Uỷ ban PT- TH Việt
Tôi không quên được ông về tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, say mê nghiệp vụ, giúp đỡ nhiệt tình đối với lớp trẻ và trong sự tận tuỵ vì công việc của Đài.
Tôi được Giám đốc quyết định nhận nhiệm vụ ở phòng Thời sự, và được phòng giao công việc làm bản tin đọc hàng ngày với phóng viên Nam Trân, sau đó là phóng viên Kim Hoa. Sau 6 tháng thực hiện bản tin đọc, minh hoạ ảnh cho các chương trình phát sóng thì tôi được giao nhiệm vụ làm phóng viên chính thức. Được cùng với các đồng nghiệp đi trước xâm nhập thực tế cuộc sống, tôi say mê tìm chọn đề tài, tìm chọn sự kiện để được đưa tin, xây dựng các phóng sự đóng góp cho chương trình. Sẵn sàng nhận mọi sự phân công của phòng, chấp nhận vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Không thể nhớ hết những địa bàn, các huyện trong tỉnh Bình Trị Thiên mà tôi đã đến, cũng không thể nhớ hết những tác phẩm tôi đã thực hiện, nhưng có những việc, những chuyện ở Huế tôi không bao giờ quên.
Đó là lần đầu tiên tôi đi làm phóng sự “Nam Đông, cuộc sống hôm nay” với anh Đinh Trọng Hiếu, được bà con đãi món thịt lợn rừng; được đến căn cứ Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ hoạt động trong thời chiến tranh chống Mỹ; được nghe đồng bào các dân tộc Pacô, Vân Kiều kể về những năm tháng gian lao thời chống Mỹ. Tôi hiểu rõ “Năm Đông” là vùng đất có năm nóc nhà đã trở thành Nam Đông trù phú bây giờ.
Đó là lần đầu tiên khi Đài truyền hình Huế được trang bị xe Ba Lan truyền hình lưu động. Và cũng là lần đầu tiên tôi được Ban Giám đốc, phòng Thời sự phân công biên tập viên thực hiện chương trình tường thuật Lễ kỷ niệm 10 năm giải phóng thành phố Huế (26/3/1975- 26/3/1985). Quả thật, khi nhận nhiệm vụ quan trọng này tôi rất lo lắng, hồi hộp. Và khi Lễ kỷ niệm bắt đầu, nhìn lên lễ đài giới thiệu đại biểu thấy có các Đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Đồng chí Lê Duẩn- Tổng bí thư BCH TW Đảng; Đồng chí Tố Hữu- Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp) thì tôi run thật sự. Ngộ lỡ sai sót, vấp váp trong quá trình tường thuật thì sự nghiệp phóng viên mà tôi đang theo đuổi sẽ thế nào đây? Nhưng cũng thật may, được sự cổ vũ của đồng nghiệp, của lãnh đạo đài tôi đã thực hiện tốt phần công việc của biên tập viên dẫn chương trình tường thuật về Mít tinh kỷ niệm trọng đại nhất của TP Huế, và của chính bản thân tôi.
Năm 1986, tôi được lãnh đạo Đài giao nhiệm vụ vừa lãnh đạo phòng thời sự, vừa phụ trách tổ phóng viên thực hiện những “việc cần làm ngay” mà Đồng chí cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đề xướng và chỉ đạo toàn Đảng thực hiện. Tổ của chúng tôi gồm: Lê Hữu Phác: Trưởng phòng thời sự kiêm tổ trưởng,
Đồng nghiệp gặp nhau tại Lớp đạo diễn (TP Đà Lạt 7/1998) Từ phải sang: Đạo diễn Chu Hòa, Lê Hữu Phác, thầy giáo John Harent, Nguyễn Đăng Cầu, Nguyễn Trọng Dụng |
Là một “êkíp” làm phim tâm đầu ý hợp, chúng tôi đề ra nhiệm vụ của nhóm và thực hiện nhiều phim phóng sự, phim tài liệu được dư luận chú ý. Ra đời trong thời gian này có phim tài liệu “Cơn sốt đồng”, “Sự thật về cách chữa bệnh của thanh niên Phước ở Phú Bài”, “Ai lấn chiếm hồ Thành Nội Huế?”, “Cần ngăn chặn nạn làm bia giả ở Huế”... Sau những phim được phát sóng tôi bị doạ ném lựu đạn vào nhà qua thư nặc danh dán ở cửa. Căn lều vợ chồng phóng viên Chu Hoà ở gần Xí nghiệp dệt Phú Xuân bị đốt cháy cùng với số đồ dùng, quần áo ít ỏi mà vợ chồng Chu Hoà góp nhặt, sắm sanh.
Từ tháng 6 năm 1986 đến đầu năm 1987, tôi lại được Ban Giám đốc giao nhiệm vụ cùng với Phó Giám đốc Lê Như Tâm xây dựng phòng chuyên mục Đài TH Huế. Phòng gồm các thành viên Nguyễn Thái Bình, Hồ Hiếu, Huỳnh Doanh, Thu Lưỡng, Trọng Hiếu, Nguyễn Định. Người ít nhưng phòng đã sản xuất các chương trình ca Huế, ca múa nhạc, thơ, thiếu nhi, các chuyên đề kinh tế, phim khoa giáo học đường... Đến giữa năm 1987, tôi được trở lại phụ trách phòng Thời sự tiếp tục công việc theo sở trường của mình.
Từ phòng Thời sự Đài TH Huế ra đi, anh Nguyễn Đăng Cầu trở thành Nghệ sỹ ưu tú quay phim của Đài TH thành phố Hồ Chí Minh; Chị Nguyễn Thị Thái Bình đã có thâm niên Phó Giám đốc nội dung của Đài khu vực Huế; Anh Nguyễn Thanh Hùng là Giám đốc Đài PT- TH tỉnh Quảng Bình kiêm Chủ tịch Hội nhà báo của tỉnh; Anh Chu Hoà là Nghệ sỹ ưu tú đảm nhiệm chức vụ Phó ban Chuyên đề Đài THVN,nay là phú cục trưởng cục quản lý PTTH.
Gặp nhau sau 20 năm xa Huế |
Đêm đêm xem chương trình Đài THVN, hễ có chương trình của Đài Huế là tôi bỏ hết công việc để tập trung theo dõi. Và kỷ niệm sâu sắc lại trở về trong giọng đọc của PTV Thu Cúc, Thu Hoa, trong từng tên người thực hiện chương trình. Chị Trần Ngọc Thê từ người in tráng phim nhựa nay trở thành phóng viên Ban Thời sự Đài Truyền hình Huế; Anh Bùi Đình Dũng người phụ trách têlêxin chiếu phim nhựa nay trở thành phóng viên quay phim có nghề của Đài PT- TH Quảng Bình...
Từ đầu năm 1990, tôi chuyển về quê công tác tại Đài PT- TH Nghệ An. Nghĩa tình đồng nghiệp trong những ngày gian khó ở Huế đã khắc ghi trong lòng tôi những kỷ niệm khó phai mờ. Mỗi lần nhớ về phòng Thời sự Đài TH Huế và tình người trong tổ ấm này, tôi lại trào dâng một niềm xúc động.
Hai mươi năm xa Huế nhưng không một phút nào tôi quên Huế. Huế vẫn đẹp và thơ nên nguyên vẹn trong tôi một tình yêu thương dành cho Huế. Địa chỉ số 14 đường Ngô Quyền bây giờ sừng sững một công trình kiến trúc chín tầng, trụ sở của Đài khu vực Huế, nhưng vẫn nguyên vẹn trong tôi hình dáng căn phòng làm việc năm xưa của phòng Thời sự, tổ ấm đầy ắp tình người trong cuộc đời những con người từ đó toả đi muôn nơi.
(Bài và ảnh: Lê Hữu Phác)