Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

CCHC trong quản lý cán bộ công chức nhìn từ Luật cán bộ công chức

16:17, 08/09/2011
Với việc ban hành Luật cán bộ công chức, Nhà nước ta đã khẳng định: đội ngũ cán bộ công chức là một nội dung quan trọng của nền hành chính. Đó vừa là đối tượng, đồng thời là thước đo của quá trình đổi mới, cải cách hành chính. Theo quy định của Luật Cán bộ công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành thì nhiều quy định về công tác quản lý cán bộ, công chức được đổi mới và cải

 

Luật cán bộ công chức đã quy định nguyên tắc kết hợp tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Đây là cơ sở để đổi mới công tác quản lý biên chế, tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, sử dụng, quy hoạch và bồi dưỡng  cán bộ công chức. Việc sử dụng, đánh giá cán bộ công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ. Gắn với nguyên tắc này là quy định chính sách phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc quản lý nhà nước về công chức do Chính phủ quản lý thống nhất; các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản lý theo phân công, phân cấp. Về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức: bên cạnh việc ưu tiên tuyển chọn người có công với nước, người dân tộc thiểu số luật còn quy định ưu tiên tuyển chọn người có tài năng.

 

Về tổ chức tuyển dụng, nâng ngạch luật đã quy định việc phân cấp tuyển dụng công chức cho các cơ quan thuộc quyền quản lý. Thẩm quyền sử dụng gắn với thẩm quyềng tuyển  dụng; khắc phục tình trạng người được giao quyền tuyển dụng không được giao quyền sử dụng; người được giao sử dụng thì lại không được giao quyền tuyển dụng. Qua đó, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, lựa chọn người có đủ năng lực, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc. Việc nâng ngạch phải qua kỳ thi và thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh để lựa chọn người giỏi hơn. Chỉ tiêu dự thi dựa trên cơ sở nhu cầu vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức.

 

Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng công chức như: đào tạo, bồi dưỡng được đổi mới theo hướng căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức  vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Các nội dung liên quan đến bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức. miễn nhiệm công chức thường được quy định ở các văn bản dưới luật nay đã được đưa vào luật. Việc đánh giá đối với cán bộ công chức có thêm một số nội dung mang tính cụ thể hơn  so với cán bộ như tiến độ và tinh thần phối hợp thực hiện nhiệm vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ nhân dân.

 

Đánh giá kết quả xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ đã khẳng định: chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã xác định các biện pháp để xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chuyên nghiệp, có năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đã có sự chuyển biến về thái độ, phong cách làm việc cũng như về trình độ, năng lực, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

 

Ở Nghệ An, ngày 14/1/2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định 08, về "Một số chính sách dào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức tỉnh Nghệ An ở nước ngoài giai đoạn 2008-2015, có tính đến năm 2020". Ngoài ra, tỉnh còn phê duyệt và xây dựng các Đề án "Đào tạo bồi dưỡng Công nghệ thông tin cho CBCCVC tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015"; Đề án "Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức KHCN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước ở tỉnh Nghệ An", "Cơ chế thu hút, đãi ngộ tri thức trên địa bàn tỉnh Nghệ An".  Đến nay, tỉnh đã thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao được 20 người và tuyển dụng 1790 sinh viên về công tác tại xã, phường,thị trấn. Đội ngũ cán bộ công chức thực sự là nhân tố quan trọng trong sự phát triển và đổi mới của tỉnh nhà.

 

(Kim Hoa)