Tấm bia phương danh 62 liệt sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma ngày 14/3/2022, trong đó có 32 liệt sĩ quê hương Khu Bốn |
Trường Sa giờ đây thật kỳ diệu! Vật chất đủ đầy, đời sống tinh thần cũng ngày một cao hơn. Ti vi, điện thoại thông minh kết nối mạng 3G 24/24. Mùa nào tháng nào, thậm chí hàng tuần đều có các đoàn nghệ thuật ra phục vụ quân dân. Tiếng chuông chùa, thấp thoáng bóng áo nâu sồng thật là gần gũi, thân thương… Ở Trường Sa hội tụ mọi miền quê. Miền Bắc có Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phòng...; miền Trung có Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa…; miền Nam có thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp...; dân tộc có Kinh, Thái, Mường, Khơ Me…; lương có, giáo có. Tất cả cũng đều có mặt ở Trường Sa. Nhưng với tôi ấn tượng nhất vẫn là những người con Khu Bốn với “khí chất Khu Bốn” chảy trong huyết mạch đã thấm đẫm trên từng đảo chìm, đảo nổi nơi đây.
Lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa. |
Chắc có lẽ do sinh ra và lớn lên trên mảnh đất “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”, “chang chang cồn cát nắng trưa gió Lào” nên dù có ở nơi sóng gió này hay bất kỳ nơi đâu khó khăn, gian khổ hơn, bất kể chiến tranh hay thời bình thì khí chất đó vẫn luôn ngời sáng.
Nhân dân cùng đồng đội thắp nén hương tưởng nhớ các anh. |
Còn nhớ trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ hy sinh thì có đến 32 người là con em quê hương Khu Bốn, tức chiếm một nửa số liệt sĩ hy sinh (Thanh Hóa 6, Nghệ An 8, Hà Tĩnh 3, Quảng Bình 13, Quảng Trị 2). Danh tính các anh hiện nay được khắc trang trọng trên tấm bia phương danh anh linh trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Sinh Tồn.
Họ cũng như bao bạn bè đồng trang lứa khác, đều ước mơ được ngồi ở giảng đường đại học, cao đẳng nhưng họ lại tình nguyện viết đơn nhập ngũ khi hai đầu Tổ quốc và Biển Đông vang lên tiếng súng. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam ghi lại đầy đủ những sự kiện đã diễn ra trong chiến dịch CQ-88 (bảo vệ chủ quyền năm 1988) và mãi mãi khắc ghi tên tuổi 64 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vào sáng ngày 14-3-1988, trong đó có 32 người con ưu tú của quê hương Khu Bốn.
Vòng hoa hướng về anh linh các liệt sĩ Gạc Ma. |
Đầu tháng 3/1988, nhiều tàu chiến nước ngoài đến khiêu khích tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đưa quân chiếm đóng trái phép ở một số đảo. Giữa tháng 3-1988, các tàu HQ-505, HQ-604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và Trung đoàn công binh 83 Hải quân được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa. Đến chiều tối ngày 13-3, tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma, tàu HQ-505 đến Cô Lin và tàu HQ-605 thẳng tiến đến Len Đao.
Lúc này, nhiều tàu địch kéo đến đảo chìm Gạc Ma khiêu khích nhằm buộc tàu vận tải và bộ đội ta rời khỏi đảo. Sáng 14/3/1988, địch thả thuyền nhôm và quân đổ bộ lên đảo, giật cờ Việt Nam tại đảo Gạc Ma. Các chiến sĩ của ta tổ chức lực lượng quyết tâm bảo vệ cờ Tổ quốc và đảo. Địch cậy thế đông, lăm lăm vũ khí xông vào cướp cờ của ta. Quyết không lùi bước, người trước ngã xuống thì người sau xông lên, các chiến sĩ lao vào giàng giật lại lá cờ Tổ quốc. Các chiến sĩ trên đảo đã cùng nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn quyết tâm bảo vệ cờ. Tàu địch đã bắn pháo vào tàu 604 của ta làm tàu hư hỏng nặng và chìm dần xuống biển. 32 chiến sĩ Khu Bốn cùng đồng đội đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và anh dũng hy sinh.
Chiến sĩ trẻ tưởng niệm anh linh các liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa. |
Lịch sử sẽ mãi khắc ghi sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ Gạc Ma trong đó có 32 người con quê hương Khu Bốn kiên cường.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin