7 năm và cuộc chiến đầy tai tiếng
Tổng thống Mỹ G.Bush trên chiến hạm Abraham Lincoln 40 ngày sau khi quân Mỹ đặt chân tới
Còn trong bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama 7 năm sau đó chỉ nhấn mạnh sự kết thúc của một cuộc chiến, không thắng không thua, nhưng những người lính Mỹ đang và sẽ được trở về.
Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Cuộc chiến ở
Điều gì đã diễn ra trong thời gian hơn 7 năm qua để người Mỹ phải cố gắng kết thúc một cuộc chiến? Đó là một cuộc chiến đầy tai tiếng, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia với cái cớ về sự đe dọa của vũ khí hủy diệt, điều ngay sau đó đã được minh chứng là hoàn toàn không tồn tại.
Chính quyền của Sadam Husein bị lật đổ, mối hận thù giữa người Shiai và Sunni ngày thêm sâu sắc, Iraq đã trở thành mảnh đất chết chóc nhất hành tinh, từ năm 2006-2007, mỗi tháng trung bình có 3.000 thường dân Iraq thiệt mạng do xung đột sắc tộc và phe phái, chính quyền mới của Iraq cùng sự hỗ trợ của quân đội Mỹ hùng hậu đều không thể kiểm soát được tình hình.
Tại Washington, người ta liên tục bàn cãi về chiến thuật trong cuộc chiến, những câu hỏi như có bao nhiêu tổ chức trong các nhóm nổi loạn ở Iraq, quân đội Mỹ đang chiến đấu với đối thủ nào?... Tất cả đều chưa có câu trả lời rõ ràng và một câu hỏi luôn gây chia rẽ trong nội bộ Nhà Trắng, nước Mỹ có đi đúng hướng và liệu người Mỹ có hiểu gì về trận chiến tại Iraq mà họ đang lâm vào?.
Còn với người dân
“Tôi muốn họ đi khỏi đất nước tôi, chúng tôi không thể bị hạ nhục…”. Một người dân
Lòng hận thù sâu sắc của người dân
Điều không thể không nhắc đến trong 7 năm qua, đó là tại một cuộc họp báo giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Iraq Maliki tại Nhà Trắng ngày 14/12/2008, Tổng thống Bush đã hứng chịu một cú ném giày của một phóng viên Iraq: “Đây là nụ hôn vĩnh biệt của dân Iraq tới ông". Chưa hết, tiếp tục cú ném thứ hai: “Còn chiếc này dành cho các bà góa, trẻ mồ côi và những người đã chết ở
7 năm vật lộn trong một cuộc chiến tàn khốc và không có hồi kết, áp lực dư luận từ trong nước ngày càng lớn khi số binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến đã lên tới hơn 4000 người, nhưng sự bất bình của dư luận quốc tế càng lên cao khi số thường dân Iraq thiệt mạng lên tới hơn hàng trăm nghìn người.
Các nhà lãnh đạo Mỹ tránh nói tới từ “sa lầy”, nhưng họ đã bắt đầu chuyển sang chiến thuật rút quân. Tại Washington từ 2 năm nay, các nhà hoạch định chính sách đã nhìn nhận: Chiếm đóng kéo dài đã và đang biến người Iraq thành dân tộc bị mất độc lập, người Iraq cần phải lấy lại đất nước và lòng tự tôn dân tộc của mình, đó là điều cốt lõi trong văn hóa Arab, họ cần chiến đấu trong cuộc chiến tranh của mình và tự điều hành chính quyền.
Tiến sĩ Chris Seiple, Chủ tịch Viện can dự toàn cầu Mỹ cho rằng: “Tại thời điểm này, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng, Mỹ đã thắng lợi hoàn toàn trong cuộc chiến tại
Quả như vậy, một bước chuyển mới, tương lai của Iraq sẽ không phụ thuộc vào số lính Mỹ có mặt tại đây, mà phụ thuộc vào thiện chí chính trị của các đảng phái, điều này càng cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi 5 tháng sau cuộc bầu cử Quốc hội, do mâu thuẫn đảng phái và tranh giành quyền lực sâu sắc, quá trình thành lập chính phủ tại Iraq vẫn đang rơi vào bế tắc, vẫn chưa có 1 chính phủ cho đất nước này.
Vậy là sau ngày 31/8, quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Iraq để lại sau lưng một chính quyền yếu, một lực lượng an ninh quá mỏng trước sức tấn công và hủy diệt hàng ngày của những lực lượng khủng bố và cực đoan và với hơn 5.500 quân còn ở lại. Quân đội Mỹ sẽ bắt đầu một chiến dịch với tên gọi "Chiến dịch Bình minh mới” với việc huấn luyện và hỗ trợ các các hoạt động quân sự và dân sự. Liệu một “Bình minh mới” có thế xuất hiện trên đất nước
Còn tại Mỹ, ngày 31/8/2010 đã được đón nhận như một dấu mốc kết thúc một cuộc chiến cần khép lại, bởi thật quá rõ để người ta hiểu rằng, nước Mỹ đang gánh trên vai những vấn đề quá lớn chưa có lời giải, quá trình phục hồi kinh tế chậm chạp và cuộc chiến đầy gian nan tại Afghanistan và các chính trị gia thì quá hiểu sự lựa chọn nào là cần thiết khi tới gần những cuộc bầu cử sống còn.
Ông James Phillips, Chuyên gia cao cấp về Trung đông, Viện Heritage Foundation khẳng định: “Chúng tôi đều ủng hộ việc rút quân khỏi
(Theo vtv.vn)