Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Bị vùi lấp, dễ gây sốc - Vì sao?

13:06, 07/04/2011
Mới đây ngày 1/4 vụ sập mỏ đá tại Lèn Cờ - Nghệ An đã khiến 18 người tử vong và 6 người bị thương. Trước đó trên thế giới, nhiều trận động đất lớn, nhỏ (có hoặc không kèm theo sóng thần) liên tiếp xảy ra tại Nhật Bản, Myanmar, Trung Quốc… khiến hàng chục nghìn người chết và hàng chục nghìn người khác mất tích, đó là chưa kể đến số người bị thương phải

 

Hội chứng vùi lấp là gì?

Hội chứng vùi lấp được các nhà khoa học định nghĩa là những tổn thương các cơ quan trong cơ thể xảy ra sau những sang chấn gây nên tình trạng tiêu cơ. Hội chứng này được bác sĩ Bywater và Beal mô tả lần đầu tại Anh quốc. Họ nhận thấy sau khi bị vùi lấp do những trận ném bom ở thị trấn Blitz, những bệnh nhân phải đến viện trong tình trang suy thận cấp rất nặng, ngoài ra có các tổn thương cơ với khối lượng lớn.

 

Nhiều công trình khoa học sau đó cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng tương tự sau những thảm hoạ thiên nhiên như động đất, chiến tranh, sập nhà, sau các vụ nổ. Ngoài ra còn gặp sau các tai nạn nghề nghiệp hay tai nạn giao thông. Cụ thể là các báo cáo về số lượng rất lớn người bị tử vong do hội chứng vùi lấp trong động đất năm 1976 tại Trung Quốc, 1980 tại Nam Italy, năm 1988 tại Armenia, năm 1995 tại Nhật và 1999 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong các đợt động đất như vậy, thống kê cho thấy số nạn nhân bị suy thận chiếm hơn 50% trong số 2 - 5% người có hội chứng vùi lấp. Hầu hết những người suy thận này phải lọc máu rất sớm và tỷ lệ tử vong cũng rất cao.

 

Xác định hội chứng vùi lấp như thế nào?

 

 

 

 
               (Hình minh họa)  

 

Hội chứng vùi lấp là những tổn thương toàn bộ các cơ quan một cách hệ thống do tiêu cơ với nhiều biểu hiện trên lâm sàng và xét nghiệm. Các dấu hiệu chính giúp định hướng chẩn đoán bao gồm: Tổn thương cơ khối lượng lớn; Rối loạn cảm giác và vận động; Cơ căng cứng và sưng nề; Tiểu ra máu hoặc myoglobin niệu; Xét nghiệm men CK trên 1.000 đơn vị; Tổn thương thận biểu hiện bằng thiểu niệu, tăng urê máu, creatinin máu, acid uric, kali, phospho, canxi máu giảm; giảm thể tích, sốc do rối loạn huyết động; Suy thận trước thận và tại thận; Biến loạn nhịp tim do ngộ độc kali gây ra; Hạ huyết áp; Tăng acid uric gây ngộ độc; Toan chuyển hoá do tăng acid lactic. Myoglobin gây hoại tử ống thận và giảm chức năng thận với biểu hiện số lượng nước tiểu giảm các chất độc tích tụ gây hội chứng ure máu cao. Rối loạn đông máu nặng nhất là đông máu nội mạch rải rác. Bệnh nhân có thể chảy máu không cầm trong khi các huyết khối lại làm tắc các mạch máu trong cơ thể.

 

 

Biểu hiện trên lâm sàng của hội chứng vùi lấp bao gồm tình trạng tiêu cơ trầm trọng và các thương tổn cơ quan đi kèm. Cơ chế chính của bệnh là tổn thương màng tế bào do áp lực và sang chấn. Khi màng này bị tổn thương, natri, canxi và nước bị thoát khỏi tế bào cơ vào khoảng kẽ. Các thành phần khác khi tế bào bị vỡ giải phóng ra như myoglobin, kali, phosphat, urat sẽ thấm vào tuần hoàn. Hậu quả là gây sốc giảm thể tích, tăng kali máu, toan chuyển hoá, suy thận cấp. Nguyên nhân của suy thận cấp là do giảm thể tích tuần hoàn hữu dụng, lượng máu không cung cấp đủ cho thận hoạt động cũng như nuôi dưỡng thận. Sự biến loạn các yếu tố co mạch và toan chuyển hoá cũng tham gia làm cho thận bị thương tổn nặng nề hơn. Ngoài ra, thận còn bị thương tổn trực tiếp do các chất độc như myoglobin, urat, phosphat.

 

Cách gì điều trị hội chứng vùi lấp?

 

Đối với bệnh nhân bị hội chứng vùi lấp, cần điều trị càng sớm càng tốt, điều trị giảm đau, chống sốc theo phác đồ của Tổ chức Y tế thế giới, đảm bảo đường thở hệ thống tuần hoàn như thở oxy, đặt ống thông đường thở, cầm máu, duy trì tuần hoàn ổn định bằng truyền dịch, cầm máu nếu chảy máu, nếu mất dịch nhiều phải truyền các dịch có trọng lượng phân tử cao, truyền máu. Truyền từ 1.000 - 1.500ml muối sinh lý để duy trì huyết áp và có nước tiểu>1.000ml/24h; Đặt ống thông tiểu theo dõi lượng nước tiểu; Chống toan duy trì pH>6,5. Nếu bệnh nhân bị suy thận nặng, phải lọc máu liên tục càng sớm càng tốt. Ngoài ra cũng phải đảm bảo vệ sinh, sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng, tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân.

 

(Theo Sức khỏe và đời sống)