Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nhận diện tăng huyết áp

08:02, 29/07/2015
Tăng huyết áp (THA) có thể gặp ở cả trẻ em, thanh thiếu niên nhưng tỷ lệ gặp không nhiều.

 

Tăng huyết áp (THA) có thể gặp ở cả trẻ em, thanh thiếu niên nhưng tỷ lệ gặp không nhiều. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người bị THA trong cộng đồng dân cư ngày một gia tăng, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Và hiện nay, vấn đề dùng thuốc trong điều trị THA như thế nào để đạt hiệu quả, tránh được biến chứng, được quan tâm hàng đầu.

 

Nhận diện tăng huyết áp

Người bệnh THA cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên để có chỉ định điều trị kịp thời.

 

Huyết áp (HA) tức là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (được gọi là HA động mạch). Khi tim co bóp, máu sẽ được đẩy đi và ép vào thành của động mạch làm cho thành động mạch căng ra và được gọi HA tâm thu (HA cao nhất). Sau khi co bóp, tim sẽ giãn ra và khi đó thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu, số đo ở thời điểm này là HA tâm trương (HA thấp nhất).

 

Ở người bình thường HA dưới 120/80mmHg và WHO quy định HA mục tiêu là HA dưới 140/90mmHg, riêng người bị đái tháo đường, HA mục tiêu phải dưới 130/80mmHg. Tuy vậy, do nhịp sinh học HA của một người bình thường cũng có dao động rõ rệt, HA thường cao dần từ lúc thức giấc và gia tăng nhiều hay ít tùy thuộc vào sự vận động và trạng thái tinh thần. Thông thường, lúc ngủ huyết áp đỉnh sẽ thấp hơn lúc làm việc bình thường khoảng 20mmHg, cao hơn đỉnh lúc buổi chiều là 10%.

 

(Theo SK&ĐS)