Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Chuyên gia cảnh báo hệ luỵ sức khoẻ do loãng xương gây ra

10:21, 13/10/2018

Một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh cơ xương khớp là 11% số người trưởng thành ở nước ta bị loãng xương, 38% phụ nữ trên 65 tuổi bị loãng xương và 60% người trên 65 tuổi bị thoái hoá khớp.

 

Khoảng 2,5 triệu người Việt bị loãng xương

Thông tin tại Hội nghị khoa học chuyên ngành cơ xương khớp do Bệnh viện Bạch Mai và Hội Thấp khớp học Việt Nam phối hợp tổ chức hôm qua tại Hà Nội, TS Trần Thị Tô Châu, Phó trưởng khoa Cơ xương khớp -Bệnh viện Bạch Mai, những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân đến khám chuyên khoa cơ xương khớp tăng từ 20% trở lên

TS Trần Thị Tô Châu- Phó Trưởng Khoa Cơ xương khớp- Bệnh viện Bạch Mai.
TS Trần Thị Tô Châu - Phó Trưởng Khoa Cơ xương khớp- Bệnh viện Bạch Mai.

“Một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh cơ xương khớp là 11% số người trưởng thành ở nước ta bị loãng xương, 38% phụ nữ trên 65 tuổi bị loãng xương và 60% người trên 65 tuổi bị thoái hoá khớp. Trong khi đó, khẩu phần ăn của người Việt Nam mới chỉ cung cấp được gần một nửa nhu cầu can xi của cơ thể, cùng với việc không bổ sung can xi kịp thời thì việc tập luyện không đúng cách cũng ảnh hưởng tới xương khớp của nhiều người”- TS Châu nói

Các chuyên gia cho biết, loãng xương là một rối loạn của hệ xương do mật độ khoáng xương thấp, giảm chức năng vi cấu trúc xương và/ hoặc giảm sức mạnh xương từ đó làm tăng nguy cơ bị gãy xương.

Về bệnh loãng xương, PGS. TS Nguyễn Mai Hồng, Khoa xương khớp, Bệnh viện bạch mai cho hay, theo số liệu khảo sát bước đầu của viện Dinh Dưỡng, bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương.

Loãng xương nặng sẽ gây ra nhiều nguy cơ rất bất lợi cho sức khoẻ

Với tình trạng loãng xương nặng sẵn có (thiếu khoáng chất và protein của xương) thì việc liền xương thường rất khó và lâu. Đa số người bệnh phải nằm tại chỗ hoặc thậm chí phải điều trị dài ngày trong bệnh viện. Đỉều này không những làm tình trạng loãng xương càng nặng thêm mà còn kéo theo nhiều nguy cơ rất bất lợi cho sức khỏe như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét ở các nơi tì đè... Đấy cũng là nguyên nhân chính gây nên tàn phế và giảm tuổi thọ cho người mắc bệnh tại Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Mai Hồng cho biết, để điều trị loãng xương bao gồm có biện pháp dùng thuốc và không dùng thuõc. Biện pháp không dùng thuốc bao gồm bổ sung canxi và vitamin D, bài tập tải trọng, dừng hút thuốc lá, giảm tiêu thụ rượu, cà phê và tránh ngã.

Theo thống kê hiện có khoảng 2,5 triệu người Việt bị loãng xương.
Theo thống kê hiện có khoảng 2,5 triệu người Việt bị loãng xương.

Các hướng dẫn điều trị khuyến cáo hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày tối đa là 1000 mg ở nam từ 50 đến 70 tuổi và tối đa 1200 mg cho phụ nữ từ trên 51 tuổi và nam giới trên 71 tuổi. Vitamin D là thành phần quan trọng trong quá trình hấp thu canxi và sức khỏe của xương. Hàm lượng vitamin D cẩn bổ sung hàng ngày là 600 UI ở nam và nữ trong độ tuổi từ 51-70 và 800 UI với nam và nữ trên 70 tuổi.

Mục tiêu của thuốc điều trị loãng xương là làm giảm nguy cơ bị gãy xương. Thuốc điều trị loãng xương được chia thành nhóm thuốc chống hủy xương và nhóm thuốc tăng đồng hóa. Các thuốc trên được FDA cho phép sử dụng trong điều trị loãng xương sau mãn kinh, loãng xương ở nam giới và loãng xương do sử dụng glucocorticoỉd. Nhóm thuốc chống hủy xương làm giảm quá trình hủy xương trong khi nhóm thuốc tăng đồng hóa làm tăng quá trình tạo xương hơn quá trình hủy xương.

“Khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương cần lưu ý đường dùng thuốc phù hợp nhất để bệnh nhân tuân thủ được điều trị. Thêm vào đó cần lưu ý chế độ dinh dưỡng vì khẩu phẩn ăn cùa người Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu hạn chế loãng xương. Lượng canxi đưa vào cơ thể trung bình là 524mg/ngày, thấp hơn nhiều so với nhu cầu trung bình 800 -1000mg/người/ngày 661 với người lớn. Cần lưu ý người cao tuổi thường có bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, đái tháo đường...”- PGS.TS Nguyễn Mai Hồng lưu ý.

Theo TS Trần Thị Tô Châu, để phòng tránh bệnh cơ xương khớp, việc tập thể dục, đi bộ, leo cầu thang rất tốt cho nhiều người nhưng tùy từng lứa tuổi để lựa chọn phương pháp tập cho phù hợp.

Với người trung niên trở lên việc leo cầu thang, đặc biệt là xuống cầu thang thì toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn xuống các khớp ở chi dưới, tạo áp lực lớn đối với các khớp đang có suy thoái. Ngoài ra, các bộ môn leo núi, đi bộ nhiều, chạy bộ cũng ảnh hưởng nhiều đến các khớp của chi dưới

“Do đó người trung niên và người cao tuổi nên chọn những phương pháp tập thể dục không để khớp phải chịu tải nhiều như đạp xe, bơi lội, yoga. Ngoài ra, không nên che chắn kỹ khi ra đường trong những ngày nắng nhẹ, nhất là buổi sáng để cơ thể có thể hấp thu vitamin D từ thiên nhiên, giúp cho xương khớp được tốt hơn”- TS Châu khuyến cáo

Riêng về loãng xương, TS Trần Thị Tô Châu lưu ý, để đề phòng loãng xương cần cung cấp đấy đủ dưỡng chất cho xương hàng ngày, nhất là calci. Thường xuyên tập thể dục, vận động. Khuyến cáo tránh lạm dụng Corticoid; Đo mật độ xương định kỳ để kiểm tra sức khỏe của xương, đặc biệt tại tuyến cơ sở.

Chẩn đoán và điều trị loãng xương sớm góp phần giảm tỷ lệ gãy xương, gỉúp làm tăng chất lượng sống, và giảm gánh nặng chi phí điều trị.

Theo Sức khỏe & Đời sống