Cảnh giác với những loài hoa đẹp ngày Tết nhưng có độc
Ngoài chú ý an toàn về sức khỏe, thực phẩm, phương tiện di chuyển, mọi người cần cảnh giác với những loài hoa đẹp dịp Tết nhưng mang độc chất, có thể gây hậu quả nặng nề.
Hoa tú cầu
Hoa tú cầu là loại hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside. Ở nước ta có nhiều trên Đà Lạt. Cây thân thảo bụi, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, thân lá nhẵn, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Cây cho hoa vào mùa xuân hè.
Tuy nhiên, nếu ăn phải chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê. Khách đi du lịch vô tình ăn phải loài hoa này cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Hoa thiên điểu
Thiên điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa. Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân.
Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, khi chụp ảnh kỷ niệm với loài hoa này không nên đứng lại quá lâu và cũng không nên ngắt hoa để ngửi bởi có thể gây ra triệu chứng khó chịu.
Hoa đỗ quyên
Độc tố trong cánh hoa gồm andromedotoxin và arbutin glucoside.Loại hoa này được cảnh báo rất nguy hiểm vì tất cả các bộ phận khác của nó đều chứa chất độc. Do đó, không nên tiếp xúc với hoa. Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa.
Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, xây xẩm do chóng mặt. 100 - 225 gram lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg Nếu bị ngộ độc bởi loài hoa này cần tránh xa nơi có hoa, đưa đến một nơi thoáng mát và gọi cơ sở y tế kịp thời cứu chữa.
Hoa tulip
Tuy hoa tuy-lip rất đẹp nhưng củ cây của hoa tuy-lip có chất tulipene. Khi ăn phải chất độc này sẽ gây chóng mặt, buồn nôn. Tulip được trồng rất nhiều ở Đà Lạt và những nơi có khí hậu lạnh tại Việt Nam. Đây cũng là một loài hoa mang độc tính cao nên cần đề phòng nếu cho trẻ nhỏ cầm hoặc chơi với loài hoa này, nhất là củ của cây hoa tulip.
Nếu có người bị dính phải chất độc của cây, cần gọi cho cơ sở y tế gần đó nhất để xử lý và nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến nơi được chữa trị.
Cây bồng bồng
Đây là một loài thực vật có hoa to, đẹp, mặc dù có độc tính cao nhưng đây cũng là cây thuốc với nồng độ kiểm soát chặt chẽ, thường dùng chữa kiết lỵ Chúng có thể đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai, trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng, tẩm vào bông vo viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức. Tuy nhiên, nhựa mủ của loài này dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ép tím, ngủ lịm, khó thở...
Loài cây này tuy độc tính không cao nhưng du khách sẽ được khuyến cáo khi muốn tiếp xúc với nó. Cách tốt nhất là không nên bẻ, ngắt cây này để tránh tiếp xúc với chất nhựa có trong cây.
Theo SK&ĐS