Một ngày thêm gần 1.000 người cách ly
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 18h ngày 03/12: Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 553 ca.
- Tính từ 18h ngày 02/12 đến 18h ngày 03/12: 3 ca mắc mới đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 16.582, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 164
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.566
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 852.
Ảnh minh hoạ: Internet |
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
- 08 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh: BN1132-BN1184-BN1235-BN1236-BN1243-BN1244-BN1246-BN1251
Đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.209 bệnh nhân/ 1.361 bệnh nhân COVID-19
Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 5 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 3 ca, số ca âm tính lần 3 là 10 ca.
Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Thần tốc, triệt để truy vết F1, F2 liên quan các ca mắc COVID-19
Bộ Y tế vừa ban hành sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính.
Bộ Y tế cho biết, nhằm hướng dẫn cán bộ y tế truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn không để dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng và trên cơ sở những kinh nghiệm có được từ việc ứng phó với các vụ dịch tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng và các địa phương khác trong thời gian qua, Bộ Y tế xây dựng Sổ tay này để phổ biến tới các cơ quan, địa phương thực hiện.
Theo hướng dẫn này, việc truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây lan. Do đó, công tác truy vết phải thần tốc và triệt để, không được để sót người tiếp xúc. 2 - Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, huyện, xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan huy động tối đa mọi nguồn lực đảm bảo cho công tác truy vết nhanh, hiệu quả.
Theo hướng dẫn này, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày. Người mắc bệnh có thể có triệu chứng lâm sàng đa dạng: Sốt, ho, đau họng, người mệt mỏi, đau người, giảm hoặc mất vị giác và khứu giác, khó thở, có thể có viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền, mạn tính, người cao tuổi.
Đáng nói là có một tỉ lệ cao người nhiễm virus SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng (khoảng 40%) và có thể là nguồn lây bệnh trong cộng đồng, gây khó khăn cho việc giám sát và phòng chống dịch.
Hiện COVID-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Việc giám sát, phát hiện sớm, truy vết và khoanh vùng, cách ly nguồn lây sớm vẫn là biện pháp chủ yếu trong phòng chống dịch bệnh lây lan tại các ổ dịch.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin