Y tế

Ngày 10/10, Việt Nam có 3.513 người mắc COVID-19, giảm 999 ca

19:53, 10/10/2021
Từ 17h ngày 9/10 đến 17h ngày 10/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.528 ca mắc mới, gồm 15 ca nhập cảnh và 3.513 ca ghi nhận trong nước (giảm 999 ca so với ngày trước đó) tại 41 tỉnh, thành phố (có 1.211 ca trong cộng đồng). 

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh là TP.HCM (1.067), Bình Dương (782), Đồng Nai (662), An Giang (128), Bình Thuận (109), Kiên Giang (94), Long An (77), Tiền Giang (64), Tây Ninh (59), Cà Mau (48), Cần Thơ (41), Khánh Hòa (40), Đồng Tháp (39), Bạc Liêu (38), Hậu Giang (30), Trà Vinh (29), Gia Lai (25), Hà Nam (22), Hà Giang (18), Bình Phước (16), Thanh Hóa (14), Quảng Trị (14), Quảng Ngãi (12), Bến Tre (12), Ninh Thuận (12), Đắk Nông (11), Vĩnh Long (10), Bình Định (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Phú Yên (5), Vĩnh Phúc (5), Quảng Nam (3), Thừa Thiên Huế (2), Hải Dương (2), Bắc Ninh (2), Đà Nẵng (2), Lai Châu (2), Hà Nội (1), Hà Tĩnh (1), Sơn La (1) và Kon Tum (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là TP.HCM (-595), Sóc Trăng (-192), An Giang (-180).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Đồng Nai (+87), Cần Thơ (+23), Trà Vinh (+21).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 4.435 ca/ngày.

 

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 839.662 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.529 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 đến nay), cả nước ghi nhận 835.036 ca mắc mới trong nước, trong đó có 779.382 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước là Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng và Thái Bình.

Có 12 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP.HCM (410.128), Bình Dương (222.082), Đồng Nai (54.989), Long An (33.303) và Tiền Giang (14.541).

Trong ngày 10/10, có thêm 21.398 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 782.199 người.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.014 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.391
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 788
- Thở máy không xâm lấn: 145
- Thở máy xâm lấn: 668
- ECMO: 22

Trong ngày ghi nhận 113 ca tử vong tại Trong ngày ghi nhận 113 ca tử vong tại TP.HCM (82), Bình Dương (12), Ninh Thuận (6), Long An (4), Đồng Nai (3), Tây Ninh (1), Bình Phước (1), Đắk Nông (1), Đắk Lắk (1), Cà Mau (1) và Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 119 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.555 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 9/10, có 1.284.099 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 53.231.969 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 38.259.436 liều, tiêm mũi 2 là 14.972.533 liều.

Bộ Y tế xây dựng dự thảo Hướng dẫn cách tính các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch và các biện pháp chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về Hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Để đảm bảo sử dụng vaccine nhanh chóng, hiệu quả, tăng nhanh diện bao phủ để kiểm soát tình hình dịch bệnh trong thời gian sớm nhất, Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố coi công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay; chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tiếp nhận vaccine ngay sau khi được phân bổ và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên) đảm bảo an toàn, hiệu quả; Tăng nhanh độ bao phủ mũi 1 và triển khai tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian./.

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện