"Dầu và khí đốt của Nga sẽ không còn được chấp nhận tại các cảng của Mỹ và người dân Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh nữa vào cỗ máy chiến tranh của Tổng thống Vladimir Putin", Tổng thống Joe Biden tuyên bố.
Ông Biden coi đây là cơ hội để chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, tuyên bố Nga sẽ không thể sử dụng hóa thạch, nhiên liệu làm vũ khí chống lại các quốc gia khác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. |
Tổng thống Biden cũng cảnh báo các công ty dầu khí tăng giá một cách không cần thiết. "Cuộc chiến của ông Putin chống lại Ukraine đang khiến giá khí đốt tăng… không có lý do gì để tăng giá quá mức nhằm trục lợi. Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đang khiến chúng ta phải trả giá đắt và không còn thời gian để trục lợi hay làm giá", ông nói.
“Đây là một bước mà chúng ta đang thực hiện để buộc ông Putin trả giá”, ông Biden nói, thừa nhận “ở Mỹ cũng sẽ phải trả giá”.
Thượng nghị sĩ Chris Coons cho rằng, các lệnh trừng phạt dự kiến sẽ khiến giá năng lượng tăng vọt trên toàn thế giới. Trước tuyên bố của ông Biden, vị này nhận định giá dầu rất có thể tăng gấp đôi lên 300 USD/thùng, trong khi giá khí đốt tăng hơn gấp ba lần lên 10 - 14 USD/gallon.
Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai trên thế giới, trong khi Mỹ là nước tiêu thụ dầu lớn nhất. Trong khi Moskva chỉ cung cấp khoảng 7% lượng dầu cho Mỹ, châu Âu lại phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung năng lượng của quốc gia này.
Hôm 7/3, giá dầu tăng vọt lên mức 139 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008. Tuần trước, dầu thô thế giới ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hai năm do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Điều này làm dấy lên nỗi lo thiếu nguồn cung toàn cầu.
Nhà Trắng cho biết, các quan chức Mỹ - Venezuela đã thảo luận về khả năng Washington nới biện pháp trừng phạt dầu mỏ áp đặt từ năm 2019 với Caracas. Động thái này của Nhà Trắng được cho là nhằm tìm kiếm nguồn cung thay thế một phần dầu Mỹ mua từ Nga.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin