Cầu Crimea nối phần đất liền của Nga với bán đảo Crimea đã bị đóng cửa sáng thứ Bảy sau khi một chiếc xe tải phát nổ, làm hư hỏng mặt cầu và gây ra một đám cháy lớn.
“Cầu Crimea, sự khởi đầu”, ông Podoliak viết trên Twitter. “Mọi thứ bất hợp pháp cần phải bị phá hủy. Mọi thứ bị lấy đi cần phải được trả lại cho Ukraine.”
Chiếc xe tải phát nổ giữa cầu Crimea. Ảnh: RT |
Chiếc xe tải phát nổ giữa cầu Crimea. Ảnh: RT |
Trước đó, các quan chức Ukraine từng nhiều lần tuyên bố sẽ tấn công cầu Crimea nối bán đảo Crimea với Vùng Krasnodar. Crimea đã sáp nhập Nga hồi năm 2014, nhưng Ukraine vẫn coi đây là một phần lãnh thổ của mình và tuyên bố sẽ giành lại bán đảo.
Hồi tháng 8, ông Podoliak nói rằng cây cầu dài nhất châu Âu “nên bị phá hủy” vì nó là “một công trình xây dựng bất hợp pháp và là cửa ngõ chính để cung cấp cho quân đội Nga ở Crimea”.
Vụ nổ - xảy ra lúc 6h sáng - đã làm sập một phần mặt cầu trên làn dành cho xe cơ giới. Một đám cháy lớn cũng bùng phát trên làn dành cho tàu hỏa chạy song song, sau khi 7 thùng nhiên liệu bắt lửa.
Ủy ban chống khủng bố của Nga sau đó cho biết một chiếc xe tải đã phát nổ khi đang di chuyển dọc theo cây cầu dài 19km. Hiện chưa có thông tin về thương vong trong vụ việc.
Đám cháy đã được dập tắt và cơ quan chức năng đang đánh giá thiệt hại do vụ nổ gây ra. Giới chức Crimea cho biết dịch vụ phà sẽ được cung cấp trong khi cây cầu được sửa chữa.
Cầu Crimea dài 19 km là cây cầu dài nhất châu Âu, vượt cả cầu Vasco da Gama của Lisbon. Cây cầu được khánh thành năm 2018, 4 năm sau khi bán đảo Crimea sáp nhập Nga.
Cầu gồm 2 phần - phần dành cho xe cơ giới và tàu hỏa.
Vị trí cầu Crimea. |
Bà Olga Kovitidi – Thượng nghị sĩ Nga gọi đây là “cây cầu được bảo vệ tốt nhất thế giới, với nhiều lớp phòng thủ”.
Theo bà Kovitidi, Nga biết từ đầu rằng cây cầu có thể bị quân đội Ukraine nhắm mục tiêu, nên đã thực hiện một số biện pháp cần thiết để tăng cường phòng thủ.
Cụ thể, cầu được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ trên không bằng 2 tổ hợp S-400, có thể bắn hạ tên lửa đang bay tới từ khoảng cách 400km.
Đối với các cuộc tấn công tầm ngắn, quân đội Nga sử dụng các hệ thống bổ sung, chẳng hạn như Pantsir-S1.
“Do đó, cây cầu không thể bị tấn công âm thầm bằng đường không”, bà Kovitidi nói.
Về đường thủy, cầu được bảo vệ bởi lực lượng Hải quân Nga. Ngoài ra, trên cầu còn gắn hệ thống sonar tinh vi giúp phát hiện các mối đe dọa dưới nước, ví dụ như tàu ngầm.
Thượng nghị sĩ Kovitidi cho biết thêm rằng các bộ phận chính của cầu được kiểm tra hằng ngày. “Vì vậy, chúng tôi khuyên các bạn không nên nghĩ đến ý định tấn công công trình này”.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin