Moscow đã rút khỏi Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) vào cuối tháng 3 năm ngoái.
Tổng thống Putin đã chính thức trình dự luật về việc chấm dứt các thỏa thuận liên quan đến Hội đồng châu Âu lên Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin theo các điều khoản của luật liên bang năm 1995.
Ảnh minh họa: AFP |
Trong số 21 Hiệp ước sẽ chấm dứt sự tham gia của Nga có Hiến chương của Hội đồng châu Âu, Công ước Bảo vệ Nhân quyền và Các quyền Tự do cơ bản, Công ước Ngăn chặn Chủ nghĩa Khủng bố, Hiến chương Xã hội châu Âu...
Hội đồng châu Âu được thành lập năm 1949 bởi một số nước Tây Âu với nhiệm vụ thúc đẩy "dân chủ, nhân quyền và luật pháp". Nga tham gia vào tổ chức này năm 1996 và năm 1998 chính thức thông qua công ước về nhân quyền. Tháng 2/2022, 42 trong số 47 thành viên của cơ quan nhân quyền đã bỏ phiếu chấm dứt tư cách thành viên của Nga khi dẫn ra cuộc xung đột ở Ukraine. Nga chỉ trích quyết định "mang tính chính trị này" và rút khỏi cơ quan trên ngày 15/3.
Tháng 6/2022, Tổng thống Putin ký đạo luật tuyên bố tất cả phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu sau ngày 15/3 đều vô hiệu và không có giá trị ở Nga./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin