Thế giới

Nguyên nhân không ngờ gây nên thảm họa tàu lặn thám hiểm Titanic phát nổ

15:30, 03/07/2023
Chuyên gia cho rằng vụ nổ thảm khốc tàu lặn du lịch Titan hồi tháng trước xuất phát từ các vết nứt nhỏ trên thân tàu, khiến nó bị hỏng dưới áp lực lặp đi lặp lại.

Phó giáo sư kỹ thuật hàng hải và cơ khí của Đại học Plymouth, Jasper Graham-Jones, nói với Business Insider rằng, vụ tàu lặn du lịch Titan nổ không lâu sau khi lặn xuống thám hiểm tàu Titanic vào tháng trước, có thể là do các vết nứt nhỏ trên thân tàu bằng sợi carbon khiến nó bị hỏng dưới áp lực lặp đi lặp lại. 

Nguyên nhân không ngờ gây nên thảm họa tàu lặn thám hiểm Titanic phát nổ là những vết nứt siêu nhỏ. 
Nguyên nhân không ngờ gây nên thảm họa tàu lặn thám hiểm Titanic phát nổ là những vết nứt siêu nhỏ. 

Graham-Jones cho biết những bức ảnh và đoạn phim được công bố gần đây về phần còn lại của Titan đã hỗ trợ cho giả thuyết ban đầu của ông, cũng như việc không tìm thấy bất kỳ mảnh thân tàu lớn nào trong số các mảnh vỡ. Ông cho biết điều này phù hợp với giả thuyết rằng các chuyến đi lặp lại đã tạo ra các vết nứt nhỏ trên vật liệu sợi carbon của con tàu, làm nó dần yếu đi.

Lựa chọn vật liệu của Titan đã gây tranh cãi. Giám đốc điều hành OceanGate Stockton Rush bị cáo buộc đã nói với biên tập viên của Travel Weekly rằng ông sử dụng sợi carbon tỷ lệ cắt giảm có nguồn gốc từ nhà sản xuất máy bay Boeing để tiết kiệm nhiều tiền hơn khi sản xuất tàu lặn, khẳng định rằng tàu an toàn vì thời hạn sử dụng đã được "đặt trước rất xa".

Mặc dù sợi carbon nhẹ và rẻ, nhưng titan thường được sử dụng nhiều hơn trong các hoạt động dưới biển sâu vì khả năng chịu áp lực khắc nghiệt. Boeing phủ nhận việc bán vật liệu nói trên cho công ty hoặc Giám đốc điều hành của công ty và bác bỏ một tuyên bố trước đây trên trang web của OceanGate nói họ đã hợp tác thiết kế con tàu.

Phần khung nhìn của Titan chỉ được chứng nhận là chịu được áp suất lên tới 1.300m mặc dù tàu có thể hạ xuống 4.000m. Titanic nằm ở độ sâu 3.800m dưới mực nước biển dưới đáy đại dương ngoài khơi bờ biển Newfoundland. Khi biết về sự khác biệt này, David Lochridge, cựu nhân viên của OceanGate, cho biết anh đã thúc giục chủ mua các bộ phận nhưng bị sa thải.

Các mảnh vỡ từ xác tàu Titan đã được Lực lượng bảo vệ bờ biển Canada ở Newfoundland đưa vào bờ, giúp các chuyên gia và các nhà quan sát khác có cái nhìn cận cảnh hơn về con tàu lặn của công ty du lịch biển OceanGate.

Titan mất liên lạc với tàu mẹ chưa đầy hai giờ sau khi hạ thủy vào ngày 18/6. Cảnh sát biển Canada đến ngày hôm sau tìm kiếm thì tàu lặn đã nổ tung. Các mảnh của chiếc tàu lặn cuối cùng đã được tìm thấy bốn ngày sau. Tất cả năm hành khách trên tàu Titan đều thiệt mạng trong vụ nổ.

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện