Lừa đảo qua giao dịch tiền ảo
Theo lịch trình, sáng 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Công an. Báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao toàn quốc đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm |
Về tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, mặc dù thủ đoạn không mới, song cách thức tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, với số lượng lớn bị hại tại nhiều địa phương trên cả nước. Tội phạm này nổi lên với các thủ đoạn như: Thông qua hoạt động của các sàn đầu tư chứng khoán, giao dịch vàng trên thị trường ngoại hối (forex), quyền chọn nhị phân (BO), giao dịch tiền ảo, vàng ảo, ngoại tệ ảo, dự án bất động sản... hoặc hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép qua mạng để quảng cáo.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng. |
Về việc một số nước châu Âu thông báo từ chối cấp thị thực vào hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam, Bộ trưởng Tô Lâm lý giải, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã làm việc với các cơ quan chức năng của các nước và xác định đây là vấn đề mang tính kỹ thuật, hộ chiếu thiếu nơi sinh sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý của các nước sở tại. Bộ Công an đã thống nhất với Bộ Ngoại giao, trước mắt tiến hành bị chú “nơi sinh” vào hộ chiếu mẫu mới cho công dân khi công dân có đề nghị. Còn về lâu dài, Bộ trưởng nhấn mạnh, sẽ sửa đổi mẫu hộ chiếu, trong đó bổ sung mục “nơi sinh” vào trang nhân thân hộ chiếu. Vấn đề này đang được lấy ý kiến của Ủy ban Quốc phòng - An ninh, Ủy ban Pháp luật; Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao.
Bộ Công an cho biết, thời gian tới sẽ chủ động bám sát diễn biến tình hình, nhất là các vấn đề, vụ việc nhạy cảm, phức tạp có nguy cơ bị các đối tượng khai thác để tạo dựng, tán phát, chia sẻ thông tin giả mạo, tin sai sự thật; chủ động rà soát, đánh giá xác định đối tượng "nguồn tin trọng điểm" để đôn đốc, hướng dẫn, điều phối tổ chức truy tìm, đấu tranh, xử lý, xử phạt nghiêm minh với những hành vi cố tình đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng xã hội… |
Bổ sung các biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình
Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Báo cáo giải trình một số nội dung trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, thực tế thời gian qua đã có các hiện tượng văn hóa tầm thường, dễ dãi, thị trường lại thu hút được một bộ phận người xem quan tâm, sự nhiễu loạn “vàng thau” lẫn lộn trong hưởng thụ văn hóa đáng được quan tâm.
“Tinh thần “lấy cái đẹp để dẹp cái xấu” chưa được thực hiện nghiêm túc, những thông tin tích cực, gương người tốt việc tốt chưa được truyền thông mạnh mẽ, trong khi các tin bài giải trí thông tục, giật tít, câu view có tần suất gia tăng, ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, thị hiếu, thẩm mỹ của công chúng, dẫn tới tình trạng “nhờn cảm xúc”, thái độ vô cảm trong xã hội hiện nay”, ông Hùng cho hay.
Theo ông Hùng, một thực tế sống động để thấy sức mạnh của giá trị văn hóa là đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến nước ta, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, thế nhưng, nhờ phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp”, chúng ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp của dân tộc.
Đối với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đang được cho ý kiến, theo ông Hùng, ngoài biện pháp cấm tiếp xúc, dự thảo còn bổ sung các biện pháp mới nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình, bảo vệ nạn nhân phòng ngừa bạo lực tiếp diễn như “yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an cấp xã”, giáo dục chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ kiểm soát hành vi hay thực hiện hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin