Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 3. |
Tham gia thảo luận tại tổ 3 có đại biểu HĐND tỉnh ở đơn vị bầu cử các huyện, thị: Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Yên Thành, Thái Hoà. Ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương chủ trì buổi thảo luận tại tổ.
Dự buổi thảo luận có các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ: Nguyễn Nam Đình - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Bùi Thanh An - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Thái Thị An Chung - Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban ngành.
Các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, Văn phòng Quốc hội dự buổi thảo luận tại Tổ 3. |
Tham gia thảo luận, các đại biểu đều nhất trí đánh giá, mặc dù trong bối cảnh hết sức khó khăn nhưng trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Ngọc Sơn (huyện Tân Kỳ), trong 4 chỉ tiêu KT-XH mà tỉnh không hoàn thành trong năm 2023 đều thuộc lĩnh vực trọng yếu. Trong các nhiệm vụ, giải pháp đề ra để hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là 4 chỉ tiêu còn tồn đọng, cần xác định “điểm nghẽn” của từng hạn chế, cái nào do cơ chế, cái nào do chính sách cái nào do chủ quan, khách quan và trách nhiệm rõ ràng, cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, để từ đó HĐND tỉnh có đánh giá toàn diện và quyết nghị các nội dung phù hợp hoặc tổ chức giám sát trong năm tới.
Đại biểu Trần Ngọc Sơn (huyện Tân Kỳ) phát biểu thảo luận. |
Tiếp tục thảo luận, đề cập đến những bất cập, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đại biểu Lô Thị Kim Ngân (huyện Thanh Chương) cho rằng, trong điều kiện Quốc hội chưa thông qua Luật đất đai sửa đổi bổi sung gây khó khăn trong công tác quản lý thì còn một số yếu tố như trách nhiệm của ngành chủ thể trong vai trò tham mưu, tiến hành phân cấp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là đất ở liên quan đến đất sản xuất trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế cho thấy, tỉ lệ cấp giấy đối với hộ và cá nhân … đến nay việc thu hồi để tiến hành quản lý nhà nướ một cách đồng bộ, khoa học ... Đại biểu đề nghị đánh giá cụ thể thêm về trách nhiệm phối hợp, tham mưu quản lý nhà nước của một số cơ quan.
Đại biểu Lô Thị Kim Ngân (huyện Thanh Chương) phát biểu thảo luận. |
Cũng có ý kiến về vấn đề này, đại biểu Hà Thị Phương Thảo (huyện Nghĩa Đàn) cho rằng: Việc giải quyết thủ tục đất đai liên quan đến quyền lợi trực tiếp của các cá nhân, tổ chức được giao quyền sử dụng nên đây là vấn đề nhạy cảm. Đằng sau đó đã có nhiều câu chuyện liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, thậm chí có yếu tố hình sự khi vi phạm. Quá trình người dân hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đất đai còn mất nhiều thời gian và dịch vụ công trực tuyến chưa được đồng bộ. Đại biểu đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cho biết nguyên nhân và giải pháp.
Đại biểu Lê Văn Lương (TX Thái Hòa) phát biểu thảo luận. |
Đại biểu Lê Văn Lương (TX Thái Hòa) nêu một số khó khăn, vướng mắc trong chuyển đổi, sắp xếp các tổng đội TNXP, đề nghị tỉnh có quan tâm tháo gỡ.
Nêu ý kiến liên quan đến lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, đại biểu Lê Văn Lương cho rằng: Mặc dù đã có cải cách, đổi mới nhưng áp lực trong học tập vẫn đang rất lớn. Việc xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, tai nạn thương tích, đuối nước vẫn còn phức tạp. “Cần có giải pháp cụ thể để giảm thiểu nguy cơ”, đại biểu Lê Văn Lương đề xuất.
Đại biểu Nguyễn Đức Hồng (huyện Yên Thành) phát biểu thảo luận. |
Đại biểu Nguyễn Đức Hồng (huyện Yên Thành) cũng phản ánh tình trạng thiếu giáo viên ở các bậc học, nhất là Tiểu học, Mầm non và số giáo viên xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc chuyển công việc khác có xu hướng gia tăng. Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định và chất lượng giáo dục ở các bậc học.
Tương tự, theo đại biểu Phan Thị Minh Lý (huyện Yên Thành): Tình trạng bố trí dạy chéo môn, dạy liên trường do thiếu giáo viên ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Vì vậy, theo đại biểu, khi điều chuyển các địa phương cần chú ý đến năng lực chuyên môn và sở trường của giáo viên.
Đại biểu Phạm Tuấn Vinh (TX Thái Hoà) phát biểu thảo luận. |
Một vấn đề cũng được các đại biểu quan tâm, thảo luận tại tổ liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số. Theo đại biểu Phạm Tuấn Vinh (TX Thái Hoà), tỷ lệ người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế. Nguyên nhân do người dân chưa có niềm tin; kỹ năng sử dụng công nghệ chưa thực sự tốt, còn lúng túng. Vì vậy thực tế hiện nay phần lớn vẫn là cán bộ thao tác hỗ trợ người dân nên mất rất nhiều thời gian cho đội ngũ này. Vi vậy cần có giải pháp hiệu quả hơn để nâng cao chỉ số người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Các đại biểu tham gia buổi thảo luận tại Tổ 3. |
Từ ý kiến của các đại biểu, đại diện các sở, ngành đã giải trình làm rõ các vấn đề liên quan đến.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình phát biểu thảo luận. |
Phát biểu thảo luận tại tổ, đồng chí Nguyễn Nam Đình - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh nhấn mạnh, trong năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn trong phát triển KT-XH vẫn có nhiều điểm sáng, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, FDI tiếp tục đứng trong top 10 tỉnh cao nhất của cả nước... Không chỉ tăng về số vốn đăng ký, tăng dự án mà còn tăng ngành nghề như sản xuất linh kiện điển tử, sản xuất chip bán dẫn, công nghệ cao…, làm tăng giá trị sản xuất, xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động.
Trong một số chỉ tiêu chưa đạt, tốc độ tăng trưởng mặc dù thấp so với năm trước nhưng so với tốc độ bình quân chung cả nước và chỉ tiêu HĐND tỉnh giao thì đạt ở mức cao hơn.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ 3. |
Về nhiệm vụ năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh tập trung tham mưu, xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù mang tính vượt trội, trình Quốc hội ban hành nghị quyết mới cho tỉnh Nghệ An để cụ thể hoá Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tập trung xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết để thực hiện, trong quá trình thực hiện phải lưu ý có phương án sắp xếp bộ máy và xử lý tài sản công; Quan tâm những quy định mới về chế độ chính sách cho cán bộ hoạt động bán chuyên trách cấp huyện, xã theo Nghị định 33, ngày 10/6/2023 của Chính phủ, trong đó cần lưu ý việc thêm chức danh không có nghĩa là thêm người.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng lưu ý các cấp, các ngành quan tâm triển khai, đưa các nghị quyết HĐND tỉnh ban hành đi vào cuộc sống; gắn rà soát để bãi bỏ các chính sách hiệu quả không cao, manh mún, nhỏ lẻ và đề xuất ban hành các chính sách đủ mạnh, thúc đẩy phát triển; quan tâm giải quyết các kiến nghị cử tri chất lượng, hiệu quả.
Ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương đại diện phát biểu kết luận buổi thảo luận tại Tổ 3. |
Kết luận tại phiên thảo luận Tổ 3, ông Trình Văn Nhã đánh giá các ý kiến đều có trọng tâm, thể hiện trách nhiệm, tâm huyết của các đại biểu. Các ý kiến, kiến nghị nêu tại phiên thảo luận tổ sẽ được tổng hợp để báo cáo trình vào phiên thảo luận tại hội trường diễn ra vào chiều cùng ngày.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin