Toàn cảnh hội nghị. |
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương, 102 điều, tăng 2 chương 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương, 73 điều). Sau hơn 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, Luật cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về nội dung và hình thức trong từng lĩnh vực cụ thể.
Đại diện lãnh đạo Sở VHTT phát biểu tại hội nghị. |
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu nội dung dự thảo Luật Di sản Văn hóa (Sửa đổi), các đại biểu dành nhiều sự quan tâm đến các chính sách nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan trực tiếp quản lý di sản; tăng cường nội dung, trách nhiệm, cơ chế thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương; Chính sách về thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Đại diện lãnh đạo Sở KHĐT phát biểu tại hội nghị. |
Đồng thời, đề xuất xem xét, bổ sung việc điều chỉnh quy định khoanh vùng bảo vệ Di tích; vốn tu sửa cấp thiết và tu bổ, tôn tạo Di tích; Hồ sơ khoa học các Di tích đã được xếp hạng…Toàn bộ ý kiến đóng góp tại Hội nghị được đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu, nghiên cứu, tổng hợp và trình tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 tới.
Bà Thái Thị An Chung, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội nghị. |
Cũng trong chiều 14/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã nghe một số ý kiến góp ý về tờ trình của Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển Văn hóa giai đoạn 2025-2035./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin