Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Nghệ An.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. |
Năm 2023, diện tích rừng cả nước là gần 15 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,02%. Các cơ quan chức năng đã phát hiện 3.327 vụ vi phạm lâm luật, diện tích rừng bị tác động hơn 1.000 ha.
Cũng trong năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 500 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị ảnh hưởng hơn 1.100 ha, tăng hơn 25% so với cùng kỳ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ cho biết, Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước với trên 1 triệu ha. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Bình quân hàng năm trồng mới rừng trên 18.000 ha, cấp chứng chỉ quản lý rừng theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC) tăng mạnh đạt gần 25.000 ha. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tương đối phát triển.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. |
Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Đệ cũng kiến nghị với nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương một số nội dung: Cần sớm phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ cở để các địa phương triền khai thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về lâm nghiệp trên địa bàn; Hỗ trợ Nghệ An kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Xem xét chủ trương duy trì biên chế cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách (không tinh giảm) theo đúng tinh thần chi đạo của Ban Bí thư tại Chi thị số 13-CT/TW là "Xây dựng Lực lượng Kiếm lậm đủ mạnh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng".
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: VGP |
Sau khi nghe ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị các các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách lâm nghiệp trên cơ sở Luật Lâm nghiệp để nâng cao năng lực về quản lý bảo vệ rừng và phát triển kinh tế rừng, đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững; Nghiên cứu, xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng; Xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước tham gia công tác quản lý, phát triển, bảo vệ rừng; Củng cố, duy trì, nâng cao năng lực hoạt động của các Ban chỉ đạo, chỉ huy về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. |
Cùng với đó, Bộ cùng các ngành, địa phương tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; Thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo thời tiết, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cháy rừng, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, 4 sẵn sàng, chủ động tổ chức nguồn lực huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin