Quang cảnh phiên làm việc tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội sáng 25/6. |
Tham gia thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), đại biểu Hoàng Minh Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật các quy định về chức danh trợ lý công chứng viên.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp |
Đại biểu cho rằng, hiện nay trợ lý công chứng viên đang là thành phần không thể thiếu trong các tổ chức hành nghề công chứng và đang thực hiện một khối lượng công việc khá lớn trong các tổ chức này. Bên cạnh đó, hoạt động của trợ lý công chứng viên đang có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các bên có liên quan trong hoạt động công chứng.
Ông Hoàng Minh Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu đoàn Nghệ An phát biểu thảo luận. |
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu cho rằng: “Thực tế hiện nay, trợ lý công chứng viên tham gia vào hầu hết các công đoạn của quy trình công chứng, từ việc tiếp nhận hồ sơ, tư vấn hồ sơ, soạn thảo văn bản, hỗ trợ ký kết giao dịch, sắp xếp, tổ chức việc ký kết giao dịch, cập nhật hồ sơ, dữ liệu… Với phạm vi xử lý công việc lớn như vậy, hoạt động của trợ lý công chứng viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động công chứng, cũng như trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng, nhất là trong việc bảo mật thông tin. Do vậy, nếu không có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ thì không có cơ sở để các trợ lý công chứng viên có tư cách giao tiếp, xử lý công việc; cũng như không rõ các nghĩa vụ cụ thể để bảo đảm quyền lợi của khách hàng”.
Các đại biểu tham dự phiên họp. |
Đại biểu cũng cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm của pháp luật các nước, trong đó có các nước theo hệ thống công chứng Latin như Pháp, Đức, Nga, Hàn Quốc... đều có quy định về quyền, nghĩa vụ của trợ lý công chứng viên. Do vậy, đại biểu cho rằng, cần nghiên cứu để bổ sung thêm quy định về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của trợ lý công chứng viên trong dự thảo Luật.
Quốc hội tiến hành biểu quyết. |
Tại phiên họp, ý kiến các đại biểu bày tỏ thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Công chứng để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật hiện hành. Việc sửa đổi Luật Công chứng nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức, hoạt động của công chứng đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết số 27, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đề ra là phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin