Quốc hội họp tại hội trường chiều ngày 27/6. |
Dự kiến, buổi sáng, các đại biểu Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua: Luật Thủ đô (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Câu chuyện truyền cảm hứng và 3 dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại WEF Đại Liên 2024Câu chuyện truyền cảm hứng và 3 dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại WEF Đại Liên 2024
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.
Sau đó, Quốc hội họp riêng, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
* Về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ngày 28/5/2024, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật, đã có 26 lượt ý kiến phát biểu và 5 vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gửi ý kiến tham gia bằng văn bản.
Cùng với ý kiến góp ý của ĐBQH về dự thảo Luật này, trước đó, ngày 23/5/2024, Chính phủ đã có văn bản số 269/BC-CP về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và đề xuất chỉnh lý một số nội dung cụ thể.
Ngày 11/6/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật tại 36/54 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại đầu kỳ họp thứ 7.
Thường trực Ủy ban Pháp luật và cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội 5 vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm: Về việc quản lý, sử dụng đất tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê (các điều 17, 18, 21, 32); Về hình thức giao đất, cho thuê đất và vai trò của Ban quản lý trong quản lý đất đai trong khu công nghệ cao Hòa Lạc (Điều 24); Về việc quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng (Điều 24 và Điều 41); Về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Điều 25); Về thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Điều 40).
Qua thảo luận, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
* Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ với 91 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến ĐBQH để chỉnh lý dự thảo Luật.
Chiều 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Theo đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội 5 vấn đề lớn của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ gồm: Về bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Về đối tượng cảnh vệ là khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; Về bổ sung quy định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc đối tượng quy định của Luật Cảnh vệ; Về lực lượng Cảnh vệ và bổ sung quy định thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện công tác cảnh vệ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số nội dung của dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý.
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật và dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nghiên cứu đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư để quy định cho phù hợp; bổ sung đối tượng cảnh vệ là khách mời khác theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội;
Quy định rõ đơn vị cảnh vệ cấp đội của đơn vị cấp phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập; nghiên cứu quy định về thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để bảo vệ đối tượng cảnh vệ khi đi công tác nước ngoài bảo đảm khả thi, thuận lợi cho công tác bảo đảm và công tác cảnh vệ.
Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/6): Ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba; làm khó xe điện Trung Quốc, EU ‘tự tổn thương chính mình’
Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/6): Ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba; làm khó xe điện Trung Quốc, EU ‘tự tổn thương chính mình’
Đồng USD vẫn thống trị thế giới, bất chấp nỗ lực của khối BRICS; ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba, Mỹ ...
* Về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), sáng 22/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết; Quốc hội đã thảo luận tại Tổ với 117 lượt ý kiến phát biểu.
Sáng 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về vấn đề này, tán thành sự cần thiết đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, giai đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành để từng bước hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương; tăng cường liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng nói riêng, tạo động lực, sức lan tỏa thuận lợi kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Cảng Cái Mép Thị Vải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ, giúp tăng cường việc đảm bảo quốc phòng và an ninh.
Các đại biểu tán thành với nhiều nội dung trong dự thảo nghị quyết; đồng thời đề nghị rà soát việc tuân thủ các quy hoạch, các chỉ tiêu, kế hoạch sử dụng đất, phạm vi, quy mô phân kỳ đầu tư, phân chia dự án thành phần và cũng có đại biểu lưu ý về việc kết nối đoạn qua thị trấn Đức Hòa và điều chỉnh một số tuyến.
Các đại biểu cũng cho ý kiến về quy mô phân kỳ đầu tư, phân chia dự án thành phần số làn xe, làn dừng khẩn cấp, đường cong, hầm chui dân sinh, đánh giá kỹ các yếu tố tác động đến tiến độ triển khai dự án như thu hồi đất, bồi thường, bố trí tái định cư, đáp ứng nguyên liệu cho các dự án để đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án, đánh giá ảnh hưởng của các dự án đến việc thực hiện các dự án giao thông BOT song hành.
Các đại biểu đề nghị rà soát sơ bộ tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn, khả năng bố trí vốn, nhất là khả năng của các địa phương, khả năng hấp thụ vốn, thời hạn giải ngân; cơ sở, căn cứ tính khả thi của việc đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư; phương án tài chính việc lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức tín dụng tham gia đầu tư dự án.
Các đại biểu cũng đề nghị việc thu hồi đất, đền bù hỗ trợ tái định cư cần công khai, minh bạch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các địa phương,đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
Việc triển khai các chính sách đặc thù phải tiết kiệm, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Việc phân cấp cho địa phương cần đảm bảo khả năng thực hiện, phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của Bộ Giao thông vận tải các bộ ngành, các địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin