Cần đánh giá đúng đắn về những nỗ lực trong xử lý các vi phạm liên quan đến IUU
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quốc hội. |
Thảo luận tại hội trường, quan tâm đến sự phát triển kinh tế biển bền vững, đại biểu Châu Quỳnh Dao nêu thực trạng giá hải sản lao dốc, chi phí ra khơi leo thang, tình trạng cạn kiệt ngư trường gây ra nhiều hệ lụy.
Đại biểu Châu Quỳnh Dao - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang nêu ý kiến. Ảnh: Quốc hội. |
Đại biểu phân tích, việc cạn kiệt ngư trường do ngư dân tăng tần suất đánh bắt bằng những phương thức và công cụ tận diệt; có tình trạng lơ là trong quản lý, bằng chứng là mỗi năm khai thác 3,8 triệu tấn, cao gấp 1,5 lần cho phép. Vì vậy, từ năm 2005 đến nay, nguồn lợi thủy sản của chúng ta đã giảm trên 30%.
Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An và các ĐBQH đoàn Nghệ An dự họp. Ảnh: BNA |
Nêu ý kiến tranh luận tại phiên họp, đại biểu Phạm Phú Bình - Đoàn ĐBQH Nghệ An cho rằng, các thông tin, số liệu và ý kiến đại biểu Châu Quỳnh Dao đưa ra cho thấy một bức tranh có phần tiêu cực về công tác quản lý nghề cá và hải sản của Việt Nam.
Đại biểu Phạm Phú Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An nêu ý kiến. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Phạm Phú Bình phân tích, với đường bờ biển dài hơn 3.000 cây số; 28/63 địa phương có biển; gần 1 triệu ngư dân cùng tập quán đánh bắt hải sản quy nhỏ, tự phát thì việc xây dựng một tập quán nghề cá bền vững và thực thi tất cả các khuôn khổ pháp lý tiêu chuẩn cao là điều không dễ dàng. Tuy vậy, việc chống khai thác IUU đã được Việt Nam xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu ngay từ khi Ủy ban châu Âu đưa ra thẻ vàng.
“Các địa phương trên cả nước đang nỗ lực tăng cường các hoạt động đăng ký, đăng kiểm và cấp phép hoạt động cho các tàu cá nhằm giải quyết dứt điểm các vi phạm liên quan đến IUU. Mặc dù đây đó chúng ta có thấy một số vi phạm được phản ánh, nhưng điều này cũng thể hiện chúng ta đang thực hiện tốt việc giám sát pháp luật. Quyết tâm chính trị và những nỗ lực từ trung ương đến địa phương đã và đang được thực hiện mạnh mẽ, do đó, cần đánh giá đúng đắn về những nỗ lực này”, đại biểu Bình nói thêm.
Các ĐBQH đoàn Nghệ An dự họp. Ảnh: Quốc hội. |
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành, giám sát hiệu quả của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt, sát thực tế của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có xu hướng phục hồi và phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó phải thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề hạn chế trong thể chế, cơ chế đã ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của người dân, nhất là tác động không nhỏ do ảnh hưởng của sự lãng phí diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin