Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu điều hành phiên thảo luận. |
Vấn đề ô nhiễm môi trường
Đại biểu Trần Đình Toàn (Đô Lương) đã nêu lên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các khu vực như bãi rác Đông Vĩnh, bệnh viện Ung bướu, bãi rác Cửa Lò, bãi rác Tân Kỳ và cơ sở trại lợn Thái Dương. Ông bày tỏ lo ngại về sự ảnh hưởng nghiêm trọng của những cơ sở này đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sống của người dân trong khu vực. Đại biểu Toàn đề nghị UBND tỉnh cần có sự quan tâm thấu đáo, quyết liệt hơn nữa, bố trí nguồn kinh phí hợp lý để xử lý dứt điểm các điểm ô nhiễm môi trường này, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra và giám sát.
Đại biểu Trần Đình Toàn (Đô Lương) phát biểu thảo luận. |
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Quốc Việt giải trình hiện tại, toàn tỉnh có 5 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để. Trong đó, các cơ sở mà đại biểu Toàn đã nêu lên đều là những điểm nóng về ô nhiễm. Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận thức rõ về tình trạng này và đang tích cực phối hợp với các địa phương, các chủ đầu tư, để triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Ông Việt cũng cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiếp tục đôn đốc các địa phương và các cơ sở công ích triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm và tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách để giải quyết triệt để các điểm nóng về môi trường.
Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xử lý các cơ sở ô nhiễm, bao gồm bệnh viện Ung bướu, bãi rác Đông Vĩnh, bãi rác Cửa Lò, bãi rác Tân Kỳ, cơ sở trại lợn Thái Dương (Đô Lương), và đặc biệt là cơ sở trại lợn ngừng hoạt động từ năm 2019 nhưng chưa hoàn thành thủ tục xử lý. Sở đã tập trung làm việc với công ty liên quan để đưa ra khỏi danh sách các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Người đứng đầu Sở TNMT nhấn mạnh, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để giám sát và đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý các cơ sở ô nhiễm.
Các đại biểu tham dự. |
Khó khăn trong khai thác khoáng sản và phòng chống thiên tai
Một vấn đề đáng chú ý khác là tình trạng thiếu vật liệu xây dựng ở các khu vực miền núi, điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các công trình, dự án. Đại biểu Nguyễn Công Văn (Nghi Lộc) đã nêu vấn đề này và cho rằng cần có giải pháp phòng ngừa chủ động đối với các hiện tượng thiên tai như sạt lở đất, lũ ống và lũ quét, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đại biểu Văn đề xuất cần xây dựng một hệ thống đánh giá tác động của môi trường để chủ động trong phòng chống sạt lở, lũ quét, và các hiện tượng thiên tai khác. Theo ông, các cơ quan chức năng cần huy động tất cả lực lượng để tiến hành đánh giá tác động môi trường và có kế hoạch phòng chống hiệu quả.
Đại biểu Nguyễn Công Văn (Nghi Lộc) phát biểu thảo luận. |
Người đưng đầu Sở Tài nguyên và Môi trường đã giải trình về việc khai thác vật liệu xây dựng ở các khu vực miền núi. Ông Việt cho biết, theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, tất cả các mỏ vật liệu xây dựng đều phải thực hiện đấu giá. Tuy nhiên, việc thực hiện đấu giá đối với các mỏ vật liệu xây dựng ở khu vực miền núi gặp khó khăn do nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp hạn chế. Sở đã phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh quy hoạch các mỏ đất, đá, cát ở khu vực miền núi và tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vật liệu ở khu vực này. Điều này đã gây khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung vật liệu cho các công trình xây dựng.
Các đại biểu tham dự. |
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thông tin rằng, một số huyện như Anh Sơn và Con Cuông đã thực hiện tốt việc khai thác vật liệu xây dựng trong phạm vi công trình, giúp đảm bảo nguồn vật liệu phục vụ các công trình trên địa bàn. Tuy nhiên, khai thác cát ở các sông ở khu vực miền núi cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, tích tụ cát ít, và một số khu vực khai thác cát ở các thủy điện vướng mắc trong quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo và đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định 32 để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc khai thác cát ở lòng hồ thủy điện phục vụ các công trình miền núi.
Các đại biểu tham dự. |
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện quy hoạch các mỏ vật liệu xây dựng, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, và sẽ có các bước sửa đổi bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010 để thủ tục đấu giá mỏ vật liệu xây dựng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Các địa phương cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền và vận động các doanh nghiệp tham gia đấu giá các mỏ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình trên địa bàn.
Quản lý đất nông lâm trường và giải phóng mặt bằng
Một vấn đề khác được đề cập là quản lý đất nông lâm trường, đặc biệt là việc thu hồi và giao đất cho các địa phương. Vấn đề này đã được chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh năm 2023 và được đưa ra bàn luận tại kỳ họp lần này. Các đại biểu cho rằng việc thu hồi và giao đất nông lâm trường còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi có tài sản trên đất chưa được xử lý. Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thu hồi 107,3 ha đất nông lâm trường giao cho các địa phương quản lý. Tuy nhiên, việc thu hồi này gặp một số khó khăn, khi nhiều diện tích đất đã có cây trồng và dân cư vẫn sản xuất trên đất. Một số huyện chưa thể giao đất cho người dân vì còn vướng mắc trong việc xử lý tài sản trên đất.
Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hoàng Quốc Việt giải trình làm rõ ý kiến của đại biểu. |
Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương để rà soát lại các diện tích đất nông lâm trường, tiếp tục thu hồi và giao cho dân quản lý. Các huyện sẽ phải làm việc với các đơn vị liên quan để hoàn thành việc giao đất cho dân. Đồng thời, để tăng cường hiệu quả sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nâng cao hiệu suất sử dụng đất nông lâm trường, đặc biệt là đối với những diện tích đất sản xuất không hiệu quả.
Các đại biểu tham dự. |
Trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án, đặc biệt là dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đại biểu Trần Ngọc Sơn (Tân Kỳ) đã băn khoăn về tình trạng chậm trễ trong công tác chi trả, đền bù, giải phóng mặt bằng, khiến tiến độ các dự án bị trì hoãn. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã giải trình rằng công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn nhất ở các khu vực như Quỳnh Xuân (TX Hoàng Mai), Cầu Giát (Quỳnh Lưu), Diễn Châu, Nghi Lộc, và TP Vinh. Tuy nhiên, Sở đã cùng các địa phương và ngành Giao thông Vận tải đôn đốc giải ngân nguồn vốn từ Trung ương cấp và đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục để chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Các đại biểu tham dự. |
Chất vấn lại Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đã yêu cầu Sở TNMT phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tìm kiếm các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, đặc biệt là đối với các mỏ đất xây dựng trên khu vực miền núi. Các doanh nghiệp tham gia đấu thầu sẽ gặp khó khăn nếu phải mua đất của dân hoặc đền bù vật liệu trên đất, điều này làm giảm động lực khai thác. Bởi khi doanh nghiệp vào đất của dân phải mua đất, phải đền bù vật liệu trên đất. Nếu có giải pháp dành quỹ đất công phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào đấu thầu mà không cần bỏ thêm chi phí mua đất. Địa phương cũng vần xem xét trách nhiệm khi không bố trí nguồn đất để san lấp trên địa bàn.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu điều hành phiên thảo luận. |
Mặc dù, tại kỳ họp 17, HĐND tỉnh khoá XVIII, Giám đốc Sở TNMT đã hứa có giải pháp cụ thể để chuyển đổi đất nông lâm trường một cách nhanh nhất. Đề nghị Sở cần có báo cáo rõ hơn tại kỳ họp cuối năm này. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng chia sẻ về những khó khăn trong thực hiện vấn đề này, bởi cần sự vào cuộc chỉ đạo tập trung từ tỉnh đến địa phương để thống nhất diện tích trả lại. Sau trả lại, địa phương cũng cần kinh phí để đo và chia lại đất cho người dân. Thực tế một số địa phương chưa kịp chia lại có cá nhân lên lấn chiếm bất hợp pháp, dẫn đến giải quyết tranh chấp khiếu kiện mất thời gian,, Cần có căn cơ từ tỉnh đến cơ sở, dành thời gian và nguồn lực để giải quyết dứt điểm. Sở có báo cáo tổng hợp để giải trình lời hứa từ kỳ họp trước.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin