20:30, 12/01/2018
Trong sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn. Từ 4 năm nay, ông Nguyễn Xuân Đắc - Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương đã đầu tư lập xưởng sản xuất mạ khay, đưa lại nhiều nguồn lợi lớn cho cả cá nhân và cộng đồng. Cùng thăm mô hình làm mạ khay của HTX nông nghiệp xã Thanh Liên để thấy đây là một mô hình rất hiệu quả.
|
Xưởng sản xuất mạ khay của HTX Nông nghiệp xã Thanh Liên có vốn đầu tư ban đầu khoảng trên diện tích 3ha đất. |
|
Trước khi làm mạ phải chuẩn bị phần đất tơi xốp, sau đó dùng máy đánh nhỏ để trộn với lúa giống đã xử lý. |
|
Đất bỏ khay được pha thêm chất dinh dưỡng để đảm bảo mạ phát triển. |
|
Sau khâu xử lý đất, khay mạ được đưa vào nhà điều hòa có nhiệt độ phù hợp để chờ nảy mầm. Công đoạn này mất khoảng thời gian 2 ngày. |
|
Mạ nảy mầm, khay mạ sẽ được đưa ra tập kết tại ruộng và tiến hành phủ ni lông. |
|
Trong quá trình phủ ni lông, cây mạ được kiểm tra thường xuyên để kịp thời điều chỉnh điều kiện sinh trưởng. |
|
Đến thời điểm này, xưởng mạ khay của HTX nông nghiệp xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương đã thực hiện hoàn chỉnh 1,5 tấn giống tương đương 15 vạn khay mạ, đủ phục vụ cho nhu cầu cấy bằng đối với khoảng 60ha. |
|
Công nghệ mạ khay đi liền với cấy máy là một tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp nông dân tiết kiệm nương mạ, nước tưới, nhân công, thời gian gieo cấy. Mô hình này hiện đang được đánh giá cao. |
|
Ngoài HTX nông nghiệp xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương đang tạo điều kiện để thành lập thêm các xưởng ở các vùng trong huyện. |
Đình Hà - Đài TTTH Thanh Chương