Không phải phim quá khó hiểu với tôi, vốn đã quá quen thuộc với lối làm phim rối rắm của Christopher Nolan, thậm chí nhiều đạo diễn còn làm phim kỳ quái hơn Nolan như Quentin Tarantino hay Tim Burton. Nhưng ở Tenet đó là một sự khó hiểu đến mức khó chịu với những hạt sạn to đùng kỳ quặc. Quá nhiều khoảng trống bị bỏ ngỏ mà chưa đc giải quyết một cách thoả đáng, gây nên sự khó hiểu cho bộ phim.
Bom tấn TENET – tác phẩm đang tung hoành nền điện ảnh thế giới. |
Xuyên suốt bộ phim đạo diễn kiêm biên kịch Nolan gửi gắm một thông điệp gần giống với khái niệm NHÂN - QUẢ của người Á Đông. Rằng, mọi điều bạn làm trong quá khứ và hiện tại sẽ quyết định tương lai.
Nói thêm, tuy là một phim về du hành thời gian nhưng trong Tenet không có những khái niệm như các dòng thời gian hay vũ trụ song song nào hết. Từ đầu đến cuối phim chỉ có 1 dòng thời gian duy nhất.
"Hạt sạn" đầu tiên phải nhắc đến, mở đầu phim Nolan đã mang đến người xem một khái niệm mới NGHỊCH ĐẢO THỜI GIAN giúp con người có thể trở về quá khứ bằng cách đảo ngược Entropy (nhiệt động lực của vật chất). Trong thực tế cuộc sống, theo định luật thứ hai của "nhiệt động lực học" entropy không thể giảm, luôn tăng hoặc giữ nguyên ở mức nhất định trong một môi trường kín. Định luật cũng là tiền đề của giả thuyết "Mũi tên thời gian", nơi thời gian được xem như một đường thẳng luôn tiến về phía trước và chúng ta không thể nào đi ngược với thời gian để trở về quá khứ. Tuy nhiên trong tương lai xa 1 nhà khoa học đã phát minh ra cỗ máy có thể đảo ngược Entropy của vật chất, con người và cả quả địa cầu để đưa mọi thứ về quá khứ...
Nhưng ở đây không phải là kiểu du hành thời gian thông thường như chúng ta từng biết, kiểu như bạn lên cỗ máy thời gian của Doraemon rồi về quá khứ thích làm gì làm mà là mọi thứ sẽ đảo ngược! Ví dụ bạn đi ra đường thấy người và xe cộ đang đi trên đường, khi nghịch đảo thời gian thì người và xe đó sẽ đi lùi nôm na cho dễ hiểu là như bạn đang tua ngược một cuốn băng video.
Vậy nhưng từ đầu đến hết phim không có một đoạn nào giải thích nguyên lý hoạt động của cỗ máy kia mà chỉ đơn giản là các nhân vật thi nhau bước vào một cái máy và cứ thế về quá khứ bao nhiêu lần cũng được. Thay vì giải thích cách cỗ máy giúp con người trở về quá khứ như thế nào thì Nolan lại cài cắm 1 câu thoại rất mơ hồ khi nhân vật nhà khoa học nữ nói với nhân vật chính rằng: ĐỪNG CỐ HIỂU MỌI THỨ, HÃY CẢM NHẬN! - điều này làm nên sự bí ẩn cho bộ phim?!? KHÔNG! chính điều này làm cho người xem thất vọng và cảm thấy rằng chính bản thân Nolan đang mơ hồ và sa lầy trong cái kịch bản quá rắc rối do chính tay ông viết ra.
"Hạt sạn" thứ hai: chiến thuật GỌNG KÌM THỜI GIAN - đây là chiến thuật được "các nhóm hành động" ở cả hai phe chính diện và phản diện sử dụng liên tục từ đầu đến cuối phim mỗi khi trở về quá khứ thực thi một nhiệm vụ nào đó. Nôm na cho dễ hiểu đó là nhóm về quá khứ sẽ chia thành 2 team, một team đeo băng xanh và một team đeo băng đỏ để phân biệt. Team đỏ sẽ về quá khứ theo kiểu nghịch đảo, nghĩa là team sẽ đi lùi từ đầu đến cuối... Khi họ bắn đạn sẽ không bay ra từ súng mà sẽ bay từ một cái lỗ trên tường rồi cắm ngược vào súng. Team xanh thì về quá khứ cũng trong thời điểm đó nhưng lại theo cách thông thường, như kiểu bạn đi về quá khứ theo cách của Doraemon.
Lý giải cho chiến thuật về quá khứ kỳ dị này, boss của team hành động cho rằng làm như vậy để triệt tiêu tối đa các thiệt hại... Tuy nhiên điều đáng nói ở đây chiến thuật này hoàn toàn vô nghĩa và vô tác dụng. Bởi các thành viên vẫn chết như rạ mặc dù họ từ tương lai về và đều đã biết những điều đã xảy ra trong quá khứ! Một luận điểm nữa để chứng minh chiến thuật GỌNG KÌM THỜI GIAN này vừa rối rắm vô tác dụng đó là phía phe phản diện cũng dùng chiến thuật như vậy nhưng tay trùm phản diện vẫn chết, trước khi hắn kịp làm 1 điều xấu xa gì cho trái đất.
Vậy tại sao các nhân vật trong phim ko trở về quá khứ một cách bình thường rồi sửa sai nó theo ý họ mà cứ phải thực thi một chiến dịch rắc rối khiến cho phim thêm phần khó hiểu như vậy (vì họ đã biết trước điều gì sẽ xảy ra và diễn ra như thế nào) đây có thể là một thủ thuật nhưng chưa được làm tới kết quả như mong muốn của tác giả.
"Hạt sạn" thứ ba: để giải thích cho việc vì sao phe phản diện lại có cỗ máy thời gian - trong một tương lai xa, trái đất đã cạn kiệt tài nguyên và môi trường bị thiệt hại nghiêm trọng đến mức không thể sửa chữa, một nhà khoa học (NKH) đã phát minh ra cách đảo ngược Entropy để đưa mọi thứ về quá khứ. Sau đó nhà khoa học này nhận ra cỗ máy này quá nguy hiểm vì nếu đảo ngược thời gian của chính trái đất (về lúc hình thành) thì mọi thứ sẽ bị hủy diệt nên NKH đã chia cỗ máy thành 9 phần và đảo ngược chính cỗ máy đó để gửi 9 phần về quá khứ và cất giấu trong 9 kho chứa đầu đạn hạt nhân trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Sau đó bản thân NKH này lại mâu thuẫn khi người này nghĩ ra một phương pháp thay đổi thế giới gọi là phương pháp NGHỊCH LÝ ÔNG NỘI (Không biết đoạn này rạp CGV có dịch sai không nữa tôi nghe không kịp) phương pháp này đơn giản là hủy diệt chính tổ tiên để tất cả mọi thứ sinh ra từ đầu.
NKH đã liên hệ với 1 tay khủng bố tàn ác Đông Âu và tiết lộ cho hắn vị trí của 9 thiết bị để hắn hủy diệt thế giới. Chi tiết này càng vô lý, là một nhà khoa học thiên tài đáng lẽ ra người này phải hiểu rõ rằng khi chúng ta reset trái đất, mọi thứ lại diễn ra từ đầu. Nhân loại sẽ vẫn tiếp tục tham lam, tranh dành và thế giới vẫn sẽ diệt vong, mọi thứ vẫn sẽ diễn ra như cũ... Nếu muốn thay đổi thế giới chỉ có cách thay đổi ý thức con người ở hiện tại chứ không phải ở quá khứ. Đơn giản như 1 cái máy tính, bạn cứ sử dụng để vào những trang web hay cài những phần mềm đầy nguy cơ, cho đến một ngày nọ máy tính của bạn sẽ bị nhiễm Virus và không sử dụng được nữa và bạn cần phải Ghost lại Win, nhưng sau đó nếu bạn không thay đổi tư duy và cách sử dụng máy tính của chính bạn, sớm hay muộn cái máy tính đó sẽ tiếp tục hỏng mà thôi.
"Hạt sạn" thứ tư: nếu như ở hai tác phẩm kinh điển trước là "kẻ cắp giấc mơ" và "kỵ sỹ bóng đêm" với dàn diễn viên tài năng như Leonardo DiCaprio hay Heath Ledger đã làm nên 1 nhân vật Jorker huyền thoại thì trong Tenet tất cả các diễn viên diễn xuất cực nhạt, diễn biến phim lại quá nhanh khiến cho hành động của các diễn viên khá rời rạc, gần như không để lại một dấu ấn đáng nhớ nào.
Bên cạnh đó, với truyền thống làm phim hạn chế tối đa việc sử dụng kỹ xảo của Christopher Nolan, trong khi phần lớn phim là phân cảnh 1 nhóm hành động lùi một nhóm hành động tiến... khiến cho ngay cả việc di chuyển lẫn đấm đá của diễn viên rất giả tạo, các phân đoạn đấm đá "đảo ngược" xem ko khác gì họ đang phủi bụi cho nhau
Đây là một tác phẩm xứng đáng để bạn ra rạp xem đi xem lại vài lần, nhưng như câu nhận xét của Vulture "Tenet là một chiếc hộp đầy bí ẩn được khoá niêm phong một cách cực kỳ cẩn thận, nhưng bên trong hộp lại không có gì cả”.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin