Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn gọi Lăng Bác, là nơi gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chủ trì các cuộc gặp mặt quan trọng. Công trình được chính thức khởi công ngày 2/9/1973 và hoàn thành ngày 29/8/1975. Công trình gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 m, chiều rộng 41,2 m; lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ được đánh bóng. Bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. |
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương (quận Ba Đình). Xung quanh khu vực Quảng trường Ba Đình là hàng loạt công trình quan trọng của Việt Nam như tòa nhà Văn phòng Trung ương Đảng, Phủ Chủ tịch, tòa nhà văn phòng Chính phủ, tòa nhà Quốc hội. |
Được ví như trái tim của Thủ đô Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi hồ Gươm có diện tích khoảng 12 ha, chu vi 1,7 km. Trước kia, hồ thường được gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm cho Rùa thần. Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là biểu tượng nghìn năm văn hiến của Thủ đô mà còn là thắng cảnh đẹp, thu hút nhiều du khách khi đi du lịch Hà Nội. |
Nằm tại trung tâm của hồ Hoàn Kiếm là Tháp Rùa. Công trình nằm trên một gò đảo nhỏ rộng khoảng 350 mét vuông, nhô lên giữa lòng hồ. Tháp Rùa thể hiện dấu ấn thời gian với lối kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa phong cách châu Âu và tinh hoa kiến trúc cổ truyền Việt Nam. |
Xung quanh hồ Gươm còn rất nhiều địa danh nổi tiếng khác như Đền Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn hiện được xây dựng từ thế kỷ 19, trước đó được gọi là chùa Ngọc Sơn. Di tích này sau đấy đổi thành đền vì đối tượng được thờ không chỉ là Phật tổ mà còn có thần Văn Xương Đế Quân, tức người chủ quản việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, người anh hùng đã có công đánh bại quân Nguyên vào thế kỷ XIII. |
Để đi vào đền Ngọc Sơn, người dân buộc phải đi qua cây cầu Thê Húc, tên của cầu có nghĩa là giọt ánh sáng đậu lại hay Ngưng tụ hào quang. Cầu Thê Húc hướng về phía đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí. Cầu được xây bằng chất liệu gỗ và luôn sơn màu đỏ, màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay. |
Nằm cách hồ Gươm chừng 1 km là Nhà hát Lớn. Được lấy nguyên mẫu từ Nhà hát nhạc kịch Paris (Pháp) nhưng quy mô nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911 nhằm phục vụ nhu cầu giới chức Pháp thời ấy. Phía trước nhà hát là quảng trường Cách mạng tháng Tám, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa của đất nước. |
Nhà thờ Lớn Hà Nội, còn tên gọi khác là Nhà thờ Chính tòa Hà Nội hoặc Nhà thờ Thánh Joseph, được khánh thành vào năm 1887 trong giai đoạn người Pháp cai trị Bắc Kỳ. |
Đến nay, Nhà thờ Lớn Hà Nội vẫn được sử dụng làm nơi hành lễ của giáo dân Giáo xứ Chính tòa và Tổng giáo phận Hà Nội. Nhiều giáo dân nước ngoài khi đến Hà Nội chọn nhà thờ này làm nơi hành lễ. |
Bốt Hàng Trống nằm ngay ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay, được người Pháp xây dựng năm 1887 trong quá trình cải tạo khu vực Hồ Gươm. Nơi đây từng là một trong hai sở cẩm lớn nhất thành phố thời Pháp thuộc, nơi lực lượng trị an làm việc, giam giữ người và đến nay là trụ sở Công an Quận Hoàn Kiếm. Trải qua hơn 100 năm, kiến trúc của khu nhà gần như không có thay đổi so với ban đầu. |
Tràng Tiền Plaza nằm tại ngã tư Hàng Khay - Hàng Bài - Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng. Công trình này được xây dựng từ thời Pháp thuộc, có tên nhà Godard, tập trung bán nhiều mặt hàng thương mại từ các nơi trên thế giới để phục vụ giới viên chức. Những năm 1960, nơi này từng là cửa hàng bách hóa lớn nhất miền Bắc. |
Ga Hà Nội hay còn được gọi dưới cái tên ga Hàng Cỏ, công trình được khánh thành và đưa vào khai thác năm 1902 cùng với cầu Long Biên, là nhà ga xuất phát của đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn thuở ban đầu. |
Tháp nước Hàng Đậu là công trình cấp nước sinh hoạt có từ thời Pháp thuộc, xây dựng trên ngã 6 phố Hàng Đậu - Hàng Than - Quán Thánh - Hàng Lược - Hàng Giấy - Phan Đình Phùng. Tháp nước này do người Pháp xây dựng bằng đá phá thành Hà Nội vào năm 1894, nhiều người lầm tưởng đó là lô cốt nên cái tên Bốt Hàng Đậu trở nên quen thuộc từ đó tới nay. |
Cột cờ trên đường Điện Biên Phủ (Hà Nội) xây dựng từ thời vua Gia Long, được coi là biểu tượng hùng thiêng của Thủ đô. Cột cờ Hà Nội nằm trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình). Toàn bộ cột cao hơn 33 m, tính cả trụ treo là hơn 41 m, gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Đây là một trong số ít công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá hủy của chính quyền thực dân Pháp và bom đạn chiến tranh. |
Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Đại học đầu tiên của Việt Nam. Công trình được gìn giữ, bảo tồn nguyên trạng sau gần 1.000 năm tuổi. |
Đường Thanh Niên nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, con đường dài khoảng 1 km kéo dài từ dốc Yên Phụ tới ngã ba Quán Thánh - Thụy Khuê. |
Nằm trên đường Thanh Niên là chùa Trấn Quốc, có tuổi đời hơn 1,500 năm, là ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. |
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam. |
Hồ Tây là hồ lớn nhất và là thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất thủ đô Hà Nội, rộng đến 500 ha. Hồ hình thành từ vết tích dòng chảy cũ của sông Hồng, có diện tích hơn 500 ha và chu vi khoảng 14,8 km. |
Cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, có chiều dài 9,17 km, trong đấy phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng là 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km. Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỷ đồng. |
Trục đường Văn Cao - Liễu Giai nhìn từ phía hồ Tây, phía xa là dãy tòa cao ốc và tòa nhà chọc trời như Keangnam Hà Nội cao 336 m và Lotte Center Hà Nội cao 272,3 m. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin