Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Tình làng nghĩa xóm cùng bánh chưng xanh ngày Tết

11:05, 14/02/2018

Bánh chưng xanh đã đi vào tiềm thức của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Với mong muốn giữ truyền thống gói bánh chưng ngày Tết, người dân tổ 11 khối 6 phường Trung Đô năm nào cũng tổ chức gói bánh chung cho nhau từ nhà này qua nhà khác. 

 

Công thức gói bánh chưng vẫn được duy trì, không thay đổi. Nguyên liệu cũng thế gồm gạo nếp, lá dong, thịt lợn, hành củ và đậu xanh.
Công thức gói bánh chưng vẫn được duy trì, không thay đổi. Nguyên liệu cũng thế gồm gạo nếp, lá dong, thịt lợn, hành củ và đậu xanh.
Không gian ngày Tết với bánh chưng xanh có đào, mai thêm vui vẻ và đầm ấm.
Các gia đình qua nhà gói bánh chưng cho nhau, thêm tình làng nghĩa xóm...
Sự có mặt của các thế hệ bên những chiếc bánh chưng cũng làm cho không khí thêm vui vẻ và đầm ấm hơn.
Sự có mặt của các thế hệ bên những chiếc bánh chưng cũng làm cho không khí thêm vui vẻ và đầm ấm hơn.
Bác Hải khối trưởng  khối 6 cho biết, việc gói bánh chưng không chỉ để ăn ngày Tết, điều quan trọng là dịp tạo cho con cháu, hàng xóm chia sẻ vui buồn để củng cố mối quan hệ tình làng nghĩa xóm luôn bền chặt.

Gói bánh chưng, bánh tét từ nhà này qua nhà khác mỗi khi Tết đến được người dân tổ 11 duy trì cách đây khoảng 15 năm. Mỗi nhà tự chuẩn bị nguyên liệu rồi anh em gói bánh xong cho nhà này rồi gói cho nhà khác, mọi người vừa cùng nhau gói bánh và trò chuyện, kể cho nhau nghe những câu chuyện năm cũ và mong ước một năm mới thành công hơn. 


 
tỉ mỉ trong mỗi giai đoạn.
...tỉ mỉ trong mỗi công đoạn...
Nói đến Tết ngoài đào, mai hay lọ hoa chơi Tết còn có trong đó ẩm thực phục vụ Tết là một điều rất quan trọng. Một trong những món ẩm thực không thể thiếu vào dịp này đó là bánh chưng xanh.
Nói đến Tết ngoài đào, mai hay hoa thì một món ăn không thể thiếu đó là bánh chưng, bánh tét.
Gói bánh cũng là thời điểm người lớn dạy lại kinh nghiệm cho con cháu sao cho gói bánh thật tròn, đều và đẹp
Gói bánh cũng là thời điểm người lớn dạy lại kinh nghiệm cho con cháu sao cho gói bánh thật vuông vắn (bánh chưng), tròn, đều và đẹp (bánh tét).
Những chiếc bánh đã hoàn thành được bỏ vào nồi luộc, chờ trong khoảng thời gian 12 -14 tiếng để bánh chín. Có thể luộc bằng bếp củi hay bếp than, nhưng có một điểm chung là ngọn lửa đỏ rực của nồi luộc bánh chưng sáng bừng trong đêm tối, xua tan đi không khí giá lạnh của mùa đông những ngày cuối năm.
Những chiếc bánh đã hoàn thành được bỏ vào nồi luộc, chờ trong khoảng thời gian 12 -14 tiếng để bánh chín...
Dễ dàng nhận ra được ánh mắt háo hức, vui tươi của các em nhỏ trong hình. Có lẽ không phải lúc nào trong cuộc sống hiện đại, các em cũng có dịp được trải nghiệm một nét đẹp đã đi vào truyền thống của ngày Tết dân tộc. Hình ảnh nhiều trẻ em vui vẻ, háo hức bên nồi bánh chưng chờ trời sáng đã đi vào nhiều tác phẩm văn thơ, và trong cuộc sống hiện đại như bây giờ cũng vậy. Tại nhiều  ngõ xóm, vẫn có rất nhiều nhóm trẻ em quây quần, tụ tập chờ bánh chưng chín. Có lẽ đây là cơ hội hiếm hoi trong năm mà các em được thức thật khuya, cũng là việc mà chỉ có ngày Tết mới được làm, khiến nồi bánh chưng trở nên vừa thân thuộc, lại vừa hết sức đặc biệt và ý nghĩa.

...Có lẽ không phải lúc nào trong cuộc sống hiện đại, các em cũng có dịp được trải nghiệm một nét đẹp đã đi vào truyền thống của ngày Tết dân tộc. Tại nhiều ngõ xóm, vẫn có rất nhiều trẻ em quây quần chờ bánh chưng chín. Chính vì thế mà nồi bánh chưng trở nên vừa thân thuộc lại vừa hết sức đặc biệt và ý nghĩa.

Hoàng Thọ