Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Quỳnh Lưu thắt chặt việc khai thác khoáng sản

10:16, 19/04/2011
Quỳnh Lưu là địa phương có số lượng mỏ khai thác đá lớn sau huyện Quỳ Hợp. Hiện toàn huyện có 18 mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng và 2 mỏ đá phục vụ sản xuất xi măng đang được cấp cấp phép hoạt động. Để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người lao động cũng như trật tự an toàn chung trong khai thác khoảng sản, định kỳ, Quỳnh Lưu đều tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm

 

Vào cuối năm 2007, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã để xảy ra tai nạn sập mỏ đá tại Lèn Nậy, Thị trấn Hoàng Mai làm 3 người chết. Sau sự cố đó, hàng năm, Quỳnh Lưu đã tăng cường công tác kiểm tra an toàn tại các điểm mỏ. Trong năm 2010, huyện đã tổ chức kiểm tra tại 16 mỏ, và đề nghị với tỉnh đình chỉ hoạt động 6 mỏ, thu hồi 2 mỏ vì chưa đảm bảo an toàn, chưa chấp hành nghĩa vụ và không đảm bao môi trường.

 

Công ty cổ phần xây dựng Văn Sơn, ngoài các hoạt động về lĩnh vực xây dựng, làm giao thông, đơn vị còn trực tiếp tổ chức khai thác, chế biến đá xây dựng các loại. Hiện công ty có 1 mỏ đá hoạt động tại Lèn Trù Hải, xã Quỳnh Văn. Công ty có 60 cán bộ, công nhân và tất cả người lao động đều được công ty mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động. Ngoài việc tổ chức mua bảo hiểm, trong quá trình sản xuất công ty luôn chú trọng đến vấn đề an toàn, trang bị đầy đủ các loại phương tiện bảo hiểm cho người lao động từ quần áo, mũ, găng tay, giày bảo hộ và giấy đeo an toàn từ đó sản xuất phát triển, doanh thu đạt cao.

 

Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ân, có mỏ khai thác đá tại xóm 5 xã Quỳnh Lộc, hiện doanh nghiệp có 28 công nhân, người lao động. Mỏ đá của DN được cấp và đi vào hoạt động từ năm 2009, thời gian khai thác là 5 năm. Với người lao động, doanh nghiệp đã trang bị đầy đủ các điều kiện về an toàn, mua bảo hiểm 24/24 giờ. Hiện nay, bình quân, 5 ngày doanh nghiệp cho nổ mìn phá đá 1 lần. Với địa bàn giáp ranh với các mở khác trên cùng một núi đá, để bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác doanh nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn, nhất là trong thời gian đánh mìn. Rút kinh nghiệp từ việc bị đình chỉ khai thác, sản xuất trong đợt thanh kiểm tra vào năm 2010, hiện nay, công ty đã chú trọng làm tốt các khâu trong qui trình sản xuất.

 

Tuy nhiên, qua thực tế tại một số mỏ khai thác đá, vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu cho thấy vẩn còn tiểm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đó là các mỏ đá đang khai thác có nhiều ngọn đá dựng ở độ cao từ 30 – 50m chênh vênh rất nguy hiểm; người trực tiếp sản xuất vẩn còn chủ quan như chưa đeo dây bảo hiểm khi khoan, cắt đá nhất là ở các điểm cao. Về giải pháp đảm bảo an toàn trong khai thác mỏ trên địa bàn, ông Lê Đức Cường – phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết: Trong thời gian tới, huyện sẽ nâng cao vai trò QLNN về thanh, kiểm tra khai thác khoáng sản, mỏ trên địa bàn, đặc biệt là vấn đề ATVSLĐ và đảm bảo vệ sinh môi trường.

 

Sau sự cố tại mỏ đá Lèn Cờ ở xã Nam Thành, huyện Yên Thành đã làm 18 người chết và 6 người bị thương nặng thì người lao động, nhất là trong nghề khai thác đá cần tự ý thức về ATLĐ cho bản thân và gia đình, các doanh nghiệp nên kiểm tra việc chấp hành an toàn lao động chặt chẽ hơn trong quả trình sản xuất. Còn đối với các cấp chính quyền hơn bao giờ hết cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm trong khai thác mỏ nhằm lạp lại trật tự và đảm bảo an toàn cho người dân, người lao động tại các mỏ đá.

 

(Trần Minh)