Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nhân rộng các mô hình “dân vận khéo” gắn với chương trình xây dựng NTM

09:47, 14/10/2011
Thấm nhuần lời dạy của của chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", trong những năm qua, thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” do ban Dân vận trung ương phát động, tại Nghệ An đã xuất hiện hàng nghìn mô hình dân vận khéo các cấp. Những mô hình đã phát huy hiệu quả trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính

 

Là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh, ác định rõ vai trò đầu tàu của mình nên trong năm 2011 này, bên cạnh việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” trong việc nâng cao vai trò hoạt động của cả hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đời sống văn hóa thì ban dân vận thành phố Vinh đã đăng ký hai mô hình “dân vận khéo” là chỉ đạo xây dựng mô hình vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới ở xã Hưng Chính và ở xã Nghi Liên. Ông Trần Viết Lập – trưởng ban Dân vận thành phố Vinh cho biết: Thành phố Vinh có 25 phường xã, trong đó có 9 xã. Ngoài hai mô hình này, công tác vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới cũng được thực hiện  trên tất cả 9 xã. Nhờ vậy, tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được đẩy nhanh. Đến nay, thành phố đã hoàn thành qui hoạch nông thôn mới ở 3 xã điểm là Hưng Chính, Nghi Liên, Hưng Hòa, 4 xã khác cũng đã tiến hành phê duyệt qui hoạch trong tháng 9.

 

Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” do Ban Dân vận Trung ương phát động, nhận thức tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là nhiệm vụ chính trị lâu dài của cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tập trung tham mưu chỉ đạo gắn  phong trào thi đua “Dân vận khéo” với xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy vai trò làm chủ, sức mạnh của nhân dân trong thực hiện chương trình này. Đến nay, hệ thống dân vận ở Nghệ An đã triển khai có hiệu quả công tác xây dựng mô hình, điển hình "Dân vận khéo" và đã xuất hiện hàng ngàn mô hình "Dân vận khéo" ở khắp nơi, trên tất cả các lĩnh vực. Riêng từ đầu năm đến nay, các ngành, địa phương trong tỉnh đã xây dựng được 381 mô hình điển hình. Các mô hình chủ yếu tập  trung trên một số lĩnh vực: kinh tế - xã hội (205 mô hình), quốc phòng an ninh (74 mô hình), xây dựng hệ thống chính trị (19 mô hình), mặt trận và đoàn thể (5 mô hình). Đặc biệt, hệ thống dân vận các cấp đã gắn việc xây dựng các mô hình dân vận khéo gắn với xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhằm giúp các tầng lớp nhân dân nắm vững quan điểm và nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình này. Ban Dân vận tỉnh ủy và hệ thống dân vận các cấp cùng các đoàn thể, các tổ chức xã hội ở các địa phương vận động, phát huy nguồn lực, phát huy vai trò làm chủ, sức mạnh của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tích cực tham gia, đóng góp, thực hiện Chương trình có hiệu quả, thiết thực.

 

Bà Nguyễn Thị Thu Hường – phó ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết: Trong thời gian tới, hệ thống dân vận tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền để phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới, trở thành một nhiệm vụ quan trọng của Đảng phải được quán triệt, đưa vào chương trình, kế hoạch công tác của chính quyền, mặt trận, đoàn thể, lực lượng vũ trang; tập trung chỉ đạo phong trào thi đua và nhân rộng các mô hình điển hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới; bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm vụ chính trị của địa phương để hướng ưu tiên, lựa chọn xây dựng mô hình ở những việc trọng tâm, thiết thực, bức bách, khâu mới, việc khó và vấn đề còn vướng mắc, phức tạp, nhạy cảm trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới. Cấp trên cơ sở chú trọng chỉ đạo cơ sở phối hợp các lực lượng để tổ chức cho nhân dân tham gia, giám sát vào các nội dung, chương trình, dự án, phát huy nội lực, vai trò làm chủ của nhân dân trong chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các cơ quan chức năng  nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất với cấp ủy chính quyền khắc phục những khó khăn về cơ chế chính sách, trong phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh, nông nghiệp – nông thôn và các vấn đề liên quan đến người dân; giải quyết những kiến nghị chính đáng và quyền lợi hợp pháp của nhân dân; phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị tích cực tranh thủ sự vận động, tranh thủ sự giúp đỡ, tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế để xây dựng nông thôn mới; kết hợp việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” với việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực hiện qui chế dân chủ cơ sở.

 

Bằng việc gắn xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” với chương trình xây dựng nông thôn mới, sự vào cuộc của hệ thống dân vận các cấp sẽ góp phần tạo được sự đồng thuận, nhiệt huyết của người dân góp công, góp sức và trí tuệ vào xây dựng Chương trình mục tiêu lớn này. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đẩy nhanh việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia này trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

(Mai Hương)