Đất và người Xứ Nghệ

Huyền bí tháp cổ ngàn năm giữa đại ngàn xứ Nghệ

10:54, 02/11/2021
Tháp cổ mang kiến trúc Phật giáo sừng sững giữa đại ngàn xứ Nghệ. Với sự huyền bí, linh thiêng, tháp trở thành điểm tựa tâm linh của người Thái, Mông, Khơ Mú nơi miền sơn cước.
 

Ngồi trên thuyền độc mộc, chúng tôi vượt thác trên sông Nậm Nơn, bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Thấp thoáng giữa những hàng cây xanh, tháp cổ hiện ra mờ ảo, huyền bí. Ngoài đường thủy, du khách cũng có thể đến bản Yên Hòa bằng đường bộ.

 

Tháp chùa ở bản Yên Hòa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII. Thời điểm bấy giờ, nơi đây là một ngôi chùa nhỏ, có nhiều vị sư tăng thờ tự và truyền bá đạo Phật.

 

“Tháp có rất nhiều tượng Phật bằng đồng. Trên đỉnh tháp có một viên xá lợi màu xanh da trời hay còn gọi là “mắt ngọc”.”, ông Phan Văn Mạnh - Trưởng phòng Văn hóa huyện Kỳ Sơn cho biết.

 

Tháp cổ tọa lạc trên nền đất rộng. Tháp cao khoảng 30m, kiến trúc mang đậm phong cách Phật giáo.

 

Theo một bậc cao niên, năm 1986, tháp hư hỏng nặng, nguy cơ sập đổ cũng một phần do kẻ xấu trộm tượng Phật. Thậm chí, kẻ xấu còn đục thủng lấy hoa văn trên tháp. Từ chân tháp lên đỉnh có hơn 20 lỗ đục như vậy.

 

Già làng Kha Văn Thảo (91 tuổi, trú tại bản Yên Hòa) kể: “Lúc tôi còn nhỏ, vào buổi tối nhìn lên tháp sẽ thấy “mắt ngọc” (viên xá lợi gắn ở đỉnh tháp) chiếu ánh sáng lấp lóe cả một vùng".

 

Bàn thờ do người dân lập để thờ tự, cúng bái vào ngày rằm và mùng một âm lịch hàng tháng.

 

Trên thân tháp có đắp nổi các tượng Phật.

 

Các hoa văn được thiết kế cầu kỳ, tinh xảo nhưng nay đã bị bong gãy, đứt đoạn.

 

Hoa văn trên tháp cổ.

 

Tháp cổ phủ rêu phong

 

Cũng theo già làng Kha Văn Thảo, cây bồ đề cổ thụ cạnh tháp đã hàng trăm năm tuổi nhưng đây chỉ là cây con. Cây mẹ đã chết từ nhiều năm trước. Cây con lớn lên, che chắn gió mưa cho tháp.

 
 

 

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện