|
Cổ vật bằng chất liệu giấy (Sắc phong) tại đền Hội Thiện xã Trù Sơn. |
Các cổ vật chủ yếu có niên đại vào thời Nguyễn, một số ít có niên đại thời Lê Trung Hưng như: sắc phong, bia đá, tượng thờ, long ngai bài vị, áo, hài, mũ thờ, lư hương, kiệu... Tiêu biểu một số di tích có các cổ vật có giá trị như: Sắc phong, Mũ thờ, Long ngai bài vị, biển gỗ... tại di tích Đền Hội Thiện (xã Trù Sơn); Sắc phong, gia phả, hương án cổ tại Nhà thờ họ Nguyễn Công chi 3; Kiệu thờ tại Nhà thờ họ Nguyễn Công (Thái Sơn).
|
Giá cổ hàng trăm năm bằng chất liệu gỗ được sử dụng để chiêng tại một nhà thờ họ ở xã Thuận Sơn. |
Sắc phong, gia phả, hộp đựng sắc tại Nhà thờ họ Nguyễn Văn (Nam Sơn); hệ thống tượng gỗ cổ tại Chùa Bà Bụt (Lam Sơn); Sắc phong, tượng thờ, long ngai bài vị, mũ thờ, hệ thống binh khí cổ tại đền Quả Sơn (Bồi Sơn); hương án, kiệu thờ, mâm bồng tại Nhà thờ họ Thái Khắc (Thịnh Sơn); Mộc chủ, đài trản tại Nhà thờ họ Hoàng Văn (Đông Sơn); Sắc phong ở Đền thờ Thái Bá Du (xã Yên Sơn); các sắc phong thời Lê, Nguyễn cùng hệ thống long ngai bài vị cổ tại đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn); Kiệu, long ngai bài vị tại đền Đức Hoàng (xã Yên Sơn); Long ngai bài vị, đao, hương án, kiệu thờ, biển gỗ, bia đá, lư hương gỗ ở Nhà thờ Thái Đắc (xã Bài Sơn); hệ thống sắc phong, tài liệu chữ Hán, quạt thờ tại đền Linh Kiếm (xã Thuận Sơn); tượng, lư hương, mâm cổ bồng, mũ thờ, hài thờ tại Miếu mộ Bà Chúa Nhâm (xã Hòa Sơn); sắc phong, lư hương, chạn thờ ở đền Phú Thọ (xã Lưu Sơn)...
|
Một chiếc kiệu thờ cổ bằng gỗ quý hiếm |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, trải qua thời gian dài tồn tại nhiều cổ vật, di vật quý hiếm đã và đang bị hư hỏng nặng hoặc mất mát đặc biệt là các di vật, cổ vật bằng chất liệu giấy, vải, da (phổ biến là sắc phong, văn bằng, lệnh chỉ, sách chữ Hán).
|
Mũ thờ, hài thờ cổ, một trong những cổ vật khá đặc biệt. |
Nhiều tài liệu bằng chữ Hán đã và đang bị rách, chữ mờ không đọc được như ở Đền Hội Thiện (xã Trù Sơn); Nhà thờ họ Nguyễn Văn (Nam Sơn); Nhà thờ họ Thái Đắc (xã Bài Sơn); Đền Linh Kiếm (Thuận Sơn); Nhà thờ họ Nguyễn Cảnh, Nhà thờ họ Hoàng Văn (Đông Sơn); Nhà thờ họ Nguyễn Tất (Tân Sơn). Một số di tích sắc phong đã bị mất tại Nhà thờ Thái Đắc đã mất 2 sắc phong chỉ còn 1 sắc bị rách 4 góc...
|
Đôi cột chân nến cổ có kích thước “khủng” tại đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan xã Tràng Sơn. |
|
Một chiếc giá gỗ cổ rất giá trị, đế chạm hình rùa, phía trên chạm rồng, sử dụng để đặt Quán tẩy (chậu nhỏ rửa tay trước khi tiến hành nghi lễ cúng bái). |
|
Một đôi lọ cắm hoa thời Nguyễn bằng chất liệu đồng.
|
Theo Ban quản lý di tích tỉnh, để phát huy giá trị các di tích trong đó có các cổ vật, di vật, chính quyền địa phương nơi có di tích cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý di tích trên địa bàn, thực hiện tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận thức cho Nhân dân về Luật Di sản văn hóa và các Thông tư, Nghị định liên quan đến công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Cần có sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đối với các hoạt động diễn ra tại di tích, thường xuyên nhắc nhở tổ quản lý di tích thực hiện đầy đủ công tác vệ sinh, phòng chống cháy nổ. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, thôn, xóm và các trường học để quảng bá và phát huy giá trị di tích.
|
Triện cổ bằng ngà voi đã ngả màu thời gian, triện chạm hình Sư tử rất độc đáo. |
Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm đếm và lập biên bản bàn giao hiện vật. Tăng cường công tác bảo quản, tu bổ di tích đi đôi với tu bổ hiện vật. Khi tu bổ hiện vật phải thực hiện đầy đủ quy trình và lựa chọn phương pháp phù hợp đảm bảo chất lượng và mỹ thuật cho hiện vật. Cần xây dựng phương án bảo vệ, tu bổ, phục chế các cổ vật, di vật quý hiếm đã và đang bị hư hỏng như: hương án, sắc phong, kiệu rước, tượng, long ngai bài vị... Hàng năm, địa phương nên bố trí nguồn ngân sách phát triển văn hóa để hỗ trợ các di tích trong việc bảo vệ và phục hồi các cổ vật, di vật quý hiếm như: phục chế sắc phong, gia phả, thần tích, long ngai bài vị, xử lý ẩm mốc, mối mọt cho các hiện vật bằng giấy, gỗ...mua sắm các phương tiện để bảo vệ và bài trí các cổ vật.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin