Tục truyền rằng, vào ngày mồng 3 tháng 7 Âm lịch, “Pọ Thén” (ông trời) trên mường trời băng hà nên tất cả các linh hồn của hạ dưới phải lên chầu, chực cúng bái làm lễ tang. Bởi thế mà tổ tiêng ông, bà đã khuất của tất cả mọi nhà đều phải lên trời cúng “Pọ Thén” và ở trên đó suốt 1 tháng, đến đầu tháng 8 Âm lịch mới được trở về hạ giới.
Vào những ngày từ mồng 1 đến mồng 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm, sau khi tổ tiên trở về, con cháu trong gia đình tổ chức mâm cúng để tạ lễ với tổ tiên và tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành. Lễ cúng đó người ta gọi là cúng “lông kiếng”. Theo tiếng Thái “lông kiếng” có nghĩa là chỉ hai cấp bậc, gồm ông, bà nội và cha mẹ đẻ của người chủ hộ trong gia đình.
Những ngày này trong các ngôi nhà sàn kiên cố truyền thống luôn vang tiếng cười vui đón lễ cúng “lông kiếng” của người Thái. |
Theo quan niệm của đồng bào Thái Tương Dương, tháng 7 Âm lịch là tháng kiêng kỵ, người còn sống cùng chia buồn với tổ tiên nên mọi hoạt động ồn ào, náo nhiệt không được tổ chức trong tháng này, cũng như không được làm nhà cửa, không vác rìu, cầm dao vào rừng chặt gỗ, không phát nương, làm rẫy, không làm chuồng gia súc, gia cầm trong tháng kiêng này. Cho đến khi tổ tiên trở về hạ dưới được ăn cỗ cúng “lông kiếng” mới được thực hiện.
Để chuẩn bị lễ cúng “lông kiếng”, ngay từ đầu năm, các gia đình đã nuôi gà thật nhiều để chọn những con to, đẹp làm vật cúng, đồng thời làm nương trồng nếp sớm để có xôi cúng.
Mâm cỗ cúng “lông kiếng” của đồng bào người Thái miền Tây Nghệ An |
Mâm cúng “lông kiếng” của người Thái đơn giản, không có các loại cao lương mỹ vị, không có các loại hoa, quả ngọt, không đốt nhang thắp nến, chỉ có 2 mâm cúng, mỗi mâm một con gà luộc, một “ép xôi”, trầu cau, vỏ chay, nước chè xanh và một chai rượu. Mâm cúng ông, bà nội thì đặt phía trên, tiếng thái gọi mâm này là “Phướn chằm đằm bốn”, còn mâm cúng cha, mẹ đẻ đặt phía dưới, mâm này gỏi theo tiếng thái là “Phướn chằm đằm páng lang khăm”, cả hai mâm cùng được cúng cùng 1 lần, do ông thầy nói lời mời mọc.
Lễ cúng “lông kiếng” cũng là dịp để gia đình sum họp, con cháu ở xa nhớ về báo hiếu với ông bà cha mẹ là cơ hội mời nhau ăn cỗ thêm ấm cúng tình thâm. |
Không ồn ào náo nhiệt, không khua chiêng, đánh trống, đơn giản gọn nhẹ nhưng lễ cúng “lông kiếng” vẫn tỏ rõ sự tôn thờ tổ tiên, sự báo hiếu cha mẹ của con cháu đối với đấng sinh thành đã khuất.
Lễ cúng “lông kiếng” cũng là dịp để gia đình sum họp, con cháu ở xa nhớ về báo hiếu với ông bà cha mẹ và dịp bạn bè thân thiết láng giềng gần gũi mời nhau ăn cỗ thêm ấm cúng tình thâm.
Múa sạp - Điệu múa mang nét truyền thống khá đặc sắc của đồng bào người Thái |
Từ lễ cúng “lông kiếng” mà giáo dục thêm cho đồng bào Thái huyện Tương Dương tình yêu lao động, sản xuất chăn nuôi để hàng năm có vật lễ là nếp ngon, gà to làm lễ cúng “lông kiếng” dâng lên tổ tiên tỏ tấm lòng thành của mình đối với các bậc sinh thành.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin