Văn hóa Cồng Chiêng trong tín ngưỡng của đồng bào Thổ
Ở các làng Thổ ngày xưa người ta thường tổ chức các hội Cồng Chiêng có các cụ cao niên và trai gái đương thì tham gia. Cồng Chiêng đối với người Thổ còn biểu thị sự giàu có, nhà nào có điều kiện mới sắm một bộ cồng 4 chiếc, gồm: Cồng Cái (cồng mẹ hoặc cồng Một), cồng con(cồng Hai), cồng chị (cồng Ba), cồng em (cồng Bốn), cùng giá treo Cồng có hình đầu rồng bằng gỗ hoặc tre có sơn son thiếp vàng. Bên cạnh bộ cồng Thổ còn đi theo một trống cái, kèn ôLoa, sáo, tiêu và một cái Chiêng.
Trong sinh hoạt văn hóa và đời sống, người Thổ có nhiều dịp để sử dụng Cồng Chiêng. |
Tùy theo từng đám lễ để chơi, Cồng Chiêng Thổ thường có 7 làn điệu chính khá bài bản. Đó là điệu Cồng Lông-Đôi, Lông-Ba, Lông tư, Cồng rải, Cồng Lào, điệu Xập xẩn, Cồng Sải, còn cồng Một chỉ dùng trong đám Tang, đưa tang hoạc chiêu hồn.
Trong sinh hoạt văn hóa và đời sống, người Thổ có nhiều dịp để sử dụng Cồng Chiêng như đám cưới, mừng nhà mới chơi xuân, đám tang, ca hát dân ca, trong nghi lễ ở đền, chùa cầu mùa, cầu mưa..v.v.
Cồng chiêng dân tộc Thái ở Quỳ Hợp khá phong phú. |
Vào những dịp Tết đến Xuân về, những gia đình có Cồng lại làm lễ treo lên chơi. Nghe tiếng cồng, trai làng gái bản lại tụ hội về để chơi và hát Dạ ời thâu đêm suốt sáng. Họ còn hòa tấu với điệu khắc Luống, kéo dài đến hết tháng Giêng, nhưng chủ yếu chỉ chơi Cồng vào ban đêm, còn ban ngày đi làm đồng.
Một tiết mục văn nghệ của huyện Quỳ Hợp tại Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam tỉnh Nghệ An năm 2023 có sử dụng cồng chiêng. |
Bảo tồn văn hóa Cồng Chiêng trước nguy cơ bị mai một
Cồng Thổ đã ăn sâu và đi vào lòng người qua nhiều thế kỷ trước như các dân tộc khác. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, đặc thù của dân tộc, đặc điểm địa lý cũng như xã hội đã làm cho một thời gian dài Tiếng cồng Thổ đã bị mai một gần như thất truyền từ khoảng đầu những năm 60, cho đến đầu năm 90 mới được khôi phục, đặc biệt là sau những năm thực hiện nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII.
Hiện tại, Cồng Thổ ở Quỳ Hợp còn rất ít, chỉ ở một số địa phương còn lưu giữ như: Nghĩa Xuân, Minh Hợp, Văn Lợi và Hạ Sơn. Người biết chơi và nắm được bài bản thì cũng chỉ chưa quá 10 người. Nguyên nhân do cả chủ quan và khách quan như: có sự ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ, dân cư bản địa ít...
Liên hoan tiếng hát làng Sen huyện Quỳ Hợp năm 2023, nhiều tiết mục đã sử dụng cồng chiêng trong nghệ thuật. |
“Đêm nằm nghe tiếng cồng ba/Cồng Tư vọng lại xót xa trong lòng/Người xưa, làng cũ còn đây/Tiếng cồng tiếng trống còn đâu hỡi người”. Sau gần 30 năm cho đến đầu những thập niên 90, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phong trào xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đồng bào Thổ cũng đã và đang thi đua xây dưng các phong trào văn hóa trong đó có việc khai thác gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Trong đó, văn hóa Cồng Thổ cũng nhận được nhiều quan tâm của các cấp, ngành và nhân dân.
Du khách đến Quỳ Hợp thích thú được chiêm ngưỡng Cồng Chiêng |
Tuy nhiên, các cấp, ngành cũng cần có sự quan tâm đầu tư cụ thể hơn nữa như: có quy mô chiến lược về việc khai thác gìn giữ để phát huy có giá trị hơn; hỗ trợ về kinh phí cho các câu lạc bộ góp phần lan toả cho người dân hiểu sâu sắc hơn nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của dân tộc mình,...
Du khách tập đánh Cồng Chiêng |
Tiếng Cồng, tiếng trống thể hiện tính cách riêng biệt đặc trưng của con người miền núi và mỗi vùng miền mỗi dân tộc, tạo tính cộng đồng. Giá trị của nó còn gắn với hoạt động tâm linh, truyền thuyết của đồng bào dân tộc Thổ nơi miền Tây xứ Nghệ.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin