Đất và người Xứ Nghệ

Kỳ Sơn khai hội Đền Pu Nhạ Thầu năm 2024

19:34, 05/03/2024
Vào mỗi độ xuân về đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Kỳ Sơn lại nô nức sắm sính lễ tổ chức lễ hội đền Pu Nhạ Thầu. Lễ hội năm nay tiếp tục được tổ chức quy mô cấp huyện, có sự tham gia của 21 xã thị trấn trên địa bàn huyện. Lễ hội cũng là điểm nhấn cho du lịch văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc vùng cao Kỳ Sơn.
Lễ rước được bắt đầu từ nhà sinh hoạt cộng đồng của bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm, theo tuyến quốc Lộ 7A xuôi về bản Na Lượng 2 rồi mới lên đền.

Phần lễ trong Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu huyện Kỳ Sơn năm 2024 được bắt đầu bằng lễ rước. Từ nhà văn hóa bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm, bà con đồng bào các dân tộc trong xã và lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ rước, đây là nghi thức truyền thống được duy trì nhiều năm nay. 

Lễ vật quan trọng trong đám rước là: Nồi chín quai, tương truyền rằng Đây là nồi cơm được người mẹ già dùng để nấu cơm nuôi quân của triều đình thời bấy giờ.

Lễ vật quan trọng trong đám rước là: Nồi chín quai, tương truyền rằng đây là nồi cơm được người mẹ già dùng để nấu cơm nuôi quân của triều đình thời bấy giờ; tiếp đến là 1 con Trâu đực, đây là vật cúng do nhân dân trong huyện dâng lên các đấng thần linh có có công hộ quốc bảo dân... ông Xã Văn Bình, Mo chủ tại Lễ Hội Đền Pu Nhạ Thầu năm 2024, chia sẻ: “Phong tục tập quán hồi xưa để lại năm nào 9 bản, 10 mường ở Kỳ Sơn này đều mổ trâu tế đền Pu Nhạ Thầu, để tưởng nhớ công ơn của bà già nuôi quân. Cái nồi này là để nấu cơm nuôi quân, nồi chín quay hồi xua là như thế.”

Lễ rước là nghi thức truyền thống trước khi khai hội hàng năm, những người được chọn là những nam thanh, nữ tú của 9 bản mường của xã Hữu Kiệm.
Nghi thức tắm trâu, vật cúng được đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Kỳ Sơn tế lễ.

Phần hội của Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu huyện Kỳ Sơn năm 2024, là dịp đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Kỳ Sơn và du khách tụ hội, đây cũng là phần thu hút được đông đảo người dân háo hức mong chờ nhất.

Phần lễ trong Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu huyện Kỳ Sơn năm 2024, vẫn được tổ chức theo nghi thức truyền thống.

 Trong mùa lễ hội năm 2024, huyện vùng cao Kỳ Sơn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, Hội thi trại đẹp, thi trình diễn trang phục đẹp, cùng với đó là thi các trò chơi dân gian, như: Bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, ném còn, chọi gụ, tạo không khí vui vẻ.

Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn đánh chuông khai hội.

Anh Lầu Nỏ Tu, người dân từ xã Mường Lống về vui hội Đền Pu Nhạ Thầu, chia sẻ: “Mình thấy Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu rất chi là ý nghĩa, đây là cơ hội để các dân tộc huyện Kỳ Sơn hội tụ về đây trình diễn các nét đẹp văn hóa với nhau, về đây hát, múa các điệu múa, điệu khắp, thi rất các trò chơi. Riêng tôi hôm nay tôi gặp gỡ được rất nhiều bạn bè.”

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc tại Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu năm 2024.

Theo bà Cụt Thị Hương, Phó ban tổ chức Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu huyện Kỳ Sơn năm 2024, cho biết: “Để người dân và du khách được hòa mình vào không khí vui tươi, rộn ràng và an toàn trong mùa Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu huyện Kỳ Sơn năm 2024, Ban tổ chức cũng tăng cường công tác an ninh trước, trong và sau khi lễ hội kết thúc. Cho du khách và nhân dân có ấn tượng tốt đẹp về Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu.”

 
 Phần hội diễn ra nhiều trò chơi dân gian, thu hút được nhiều vận động viên và du khách thẽo dõi, cổ vũ.

Với tất cả tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công đức các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Kỳ Sơn và du khách thập phương tụ hội về Đền Pu Nhạ Thầu, là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vui hội đầu năm mới.

Môn đẩy gậy môn thể thao truyền thống tạo không khí vui tương cho người dân.

Đây là dịp huyện Kỳ Sơn bảo tần, phát huy các giá trị văn hóa. Đồng thời cũng là một điểm nhấn để quảng bá, giới thiệu về du lịch Kỳ Sơn.

Lữ Phú

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện