Đất và người Xứ Nghệ

Rộn ràng lễ khai hội Hang Bua 2024

16:16, 01/03/2024
Sáng 1/3 ( tức 21/1 AL), huyện Quỳ Châu đã long trọng tổ chức khai mạc Hang Bua 2024. 

 

Toàn cảnh lễ khai hội Hang Bua.

Trước khi diễn ra lễ khai mạc, Ban tổ chức, đồng bào các dân tộc huyện Qùy Châu và du khách thập phương đã tham gia lễ đại tế tại Đền thờ Mường Chiêng Ngam nơi thờ cúng 3 vị thần Hoàng làng gồm Xiêu Bọ, Xiêu Ké, Xiêu Luông đã có công dựng bản, lập mường. Mọi người đến hành lễ đều cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

 

Các đại biểu tham gia buổi lễ.

Tại lễ đại tế, Ban tổ chức đã bày 2 nơi cúng, thứ nhất là bản thờ thiên ở ngoài trời. Sau khi hành lễ xong thầy mo tiến hành hành thờ trong đền. Ban tổ chức đã dọn thành 3 mâm, mỗi mâm có 9 bát, 9 đôi đũa, 9 phần thịt cúng các vị thần cai quản 9 bản Mường Chiêng Ngam. Ngoài những mâm cúng của BTC sẽ có 9 mâm cúng tế của 9 bản trong vùng Mường Chiêng Ngam cung tiến với nhũng sản phẩm của địa phương. 

 Các tiết mục văn nghệ khai hội đặc sắc.

Sau lễ đại tế, tại sân khấu chính đã diễn ra phần văn nghệ khai hội. Phát biểu khai mạc buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thanh Hoài – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: “Lễ hội Hang Bua là Lễ hội truyền thống đã trở thành niềm tự hào của biết bao thế hệ, là nơi gửi gắm tư tình cảm, là nơi người nhân dân Qùy Châu có thể về đây vui chơi sau một năm lao động vất vả. Lễ hội Hang Bua có một sức sống mạnh liệt trong dòng chảy của văn hóa cội nguồn. Hang Bua không chỉ là di tích danh thắng được thiên nhiên tạo hóa với vẻ đẹp nguyên sơ mà còn gắn với lịch sử là nơi hoạt động chống thực dân Pháp của nghĩa quân Đốc binh Lang Văn Thiết. Nơi đây vào năm 1937, Vua Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều đại Nhà Nguyễn đã về đây vãn cảnh và ngưỡng mộ vẻ đẹp huyền bí của Hang Bua.

Lãnh đạo huyện Quỳ Châu đánh trống khai hội.

Năm 1996, với xu thế hướng về cội nguồn, giữ gìn vào bảo tồn văn hóa truyền thống, huyện Quỳ Châu đã khôi phục lại lễ hội Hang Bua, năm 1997, Hang Bua được Bộ Văn hóa & Thông tin (nay là bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch) cấp bằng công nhận: Di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. Lễ hội Hang Bua mang nét độc đáo chứa đựng các yếu tố văn hoá dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, là nơi tụ hội, bảo lưu những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.”
Kết thúc phần khai hội, các đơn vị, đồng bào các dân tộc và du khách được hòa mình phần hội với tiếng cồng chiêng, khắc luống, nhảy sạp. 

 Đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trào cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia lễ hội.

Sau 4 năm không tổ chức do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, lễ hội Hang Bua năm nay đã thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham quan, hòa chung không khí những ngày hội xuân đầu năm mới. Năm nay, chính quyền địa phương đã cải tạo nhiều hạng mục như trồng nhiều cây xanh cùng sắc hoa tươi thắm từ Đền Chiêng Ngam đến khu di tích danh thắng Hang Bua đã tạo các điểm Check in lý tưởng cho người dân và du khách thập phương.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong buổi sáng khai hội Hang Bua 2024.

Trong 3 ngày hội từ ngày 29/2 đến 2/3, lễ hội ra các phần thi như: Thi văn nghệ của 12 đơn vị xã, thị trấn; Thi ẩm thực, thi viết chữ Thái cổ, thi cuốn hương trầm. Đặc biệt, phần thi, Nngười đẹp Hang Bua được nhiều người đón chờ nhất…Một số trò trò chơi giân gian như tò mạc lè, ném còn…, các món thể thao khác của đồng bào Thái cũng sẽ có trong mùa lễ hội năm nay.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong buổi sáng khai hội Hang Bua 2024.

Ngoài những các phần thi, các hoạt động văn hóa trên, BTC cũng đã bố trí các gian hàng thổ cẩm; đồ mây, tre đan của đồng bào dân tộc Thái đáp ứng nhu cầu mua sắm, làm quà kỷ niệm cho nhiều du khách. Để đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, đơn vị Công an huyện cũng đã bố trí các tổ công tác tuần tra, kiểm soát toàn giao thông tại các tuyến đường từ Trung tâm huyện lên điểm tổ chức Hang Bua hướng dẫn người dân đi lại an toàn trong những ngày diễn ra lễ hội./.

Bé Vinh

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện