Đời sống - Xã hội

Mặc quần áo mới lúc giao thừa và ngày Tết sẽ may mắn tới mức nào?

20:46, 31/01/2022
Tết đến ai cũng thích xúng xính quần áo mới - nhất là trẻ em để cùng nhau đón chào năm mới… Đó là nét văn hóa dân gian khi Tết đến Xuân về, nhưng theo phong thủy thì mặc quần áo mới ngày Tết còn có những may mắn khác.

Phong tục mặc quần áo mới

Mặc quần áo mới là nét văn hóa dân gian mỗi dịp Tết đến Xuân về. Năm mới Nhâm Dần nhiều gia đình khó khăn vê tài chính. Nhưng nhiều bố mẹ quan niệm "người lớn thì có thể mặc lại đồ năm cũ, nhưng trẻ nhỏ thì cố gắng mua quần áo mới diện Tết" – đó là niềm vui háo hức mỗi khi Tết đến trẻ con được mặc quần áo mới. 

Ngày Tết mọi người thường chọn quần áo mới màu đỏ - tượng trưng cho vui vẻ, điềm lành. Ảnh minh họa.

Mâm cỗ Tết của người Hà Nội xưa luôn có món mọc vân ám, là đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực vì vẻ đẹp và độ ngon!
Người khá giả thì Tết đến cũng tự sắm cho mình những bộ quần áo mới để mặc Tết, phụ nữ thì sắm áo dài, váy mới. Đàn ông thì comple hay áo khoác, áo sơ mi mới – nhất là dịp Tết có rất nhiều hàng quần áo hạ giá.

Mặc quần áo mới trong ngày Tết đã có từ xa xưa, từ già trẻ lớn bé đều thích mặc quần áo mới ngày Tết. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến xã hội nông dân cổ đại ở Trung Quốc, dù thời đó kinh tế nghèo nàn, việc mua sắm đồ mới là rất khó.

Bây giờ người ta có thể sắm đồ mới hàng tuần, hàng tháng. Người ta thường dành dụm để mua sắm quần áo mới, với mong muốn đổi mới từ trong ra ngoài, hy vọng một năm mới sẽ có nhiều thay đổi mới. 

Mặc quần áo mới ngày Tết còn có ý nghĩa thể hiện mong ước tốt lành là xua đuổi tà ma, giải trừ tai họa... Ảnh minh họa
Mặc quần áo mới ngày Tết còn có ý nghĩa thể hiện mong ước tốt lành là xua đuổi tà ma, giải trừ tai họa... Ảnh minh họa

Ngày Tết khí vận rất thịnh, mọi người đều mặc quần áo mới sạch sẽ đón giao thừa, đón năm mới có ý nghĩa là bỏ cái cũ và chào đón cái mới. Phong tục này trong dân gian còn mang ý nghĩa giúp xua đuổi tà ma, giải trừ tai họa... Còn là biểu tượng của điềm lành, đón ấm no và hạnh phúc.

Hầu hết các gia đình ở miền Bắc thích tắm tất niên bằng cây mùi già chỉ vì lý do này

7 bước nhất định phải làm nơi bàn thờ sau khi cúng Táo quân, nhưng có nhiều nhà đã làm sai
Vì vậy, dù giàu hay nghèo mọi người đều sắm cho mình bộ quần áo mới diện Tết. Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người xúng xính quần áo mới để cùng nhau đón Tết, đón năm mới, đi chúc Tết nhau...

Mặc quần áo mới còn diện trong các lễ hội dân gian truyền thống. Tháng Giêng mở đầu mùa xuân có rất nhiều hoạt động dân gian khác nhau để vui Tết, chủ yếu dựa trên việc cúng tế, bày tỏ lòng kính trọng Tam Bảo, Gia tiên… cầu an, nhận phước lành, mong một mùa màng bội thu và rất nhiều hoạt động phong phú, đậm bản sắc dân tộc.

Dù Tết này người dân không đi du xuân, hưởng ứng các lễ hội như trước thì rất nhiều gia đình vẫn có thói quen mua sắm để Tết đến cả nhà được diện quần áo mới.

Việc mặc quần áo mới đón giao thừa có ý nghĩa "tống Cựu nghênh Tân" vào đêm cuối cùng của cả năm âm lịch, với các hoạt động xoay quanh việc loại bỏ cái cũ và chào đón một năm mới tốt đẹp.

Mặc quần áo mới mong cầu điều tốt lành. Những gia đình giàu sang, quyền quý xưa năm mới thường mặc đồ len, lụa, sa tanh mới. Người bình dân cũng diện quần áo vải thô gọn gàng, sạch sẽ, khác hẳn ngày thường để cầu may, đón ấm no và hạnh phúc trong năm mới. 

Ngày Tết ai cũng mặc quần áo mới. Ảnh minh họa.

Ngày Tết nên mặc quần áo mới màu gì?

Ngày Tết mặc quần áo mới cho trẻ em các bố mẹ thường chọn màu đỏ. 

Phụ nữ cũng hay chọn quần áo màu đỏ.

Ngày Tết màu đỏ rất được ưa chuộng, bởi đó là màu tượng trưng cho sự vui vẻ, điềm lành, may mắn, hút tài lộc...

Giới trẻ thì không mặc quần áo sáng màu, nhưng đã có những ngoại lệ, một số bạn trẻ mặc quần áo màu đỏ với quần áo lưới và vuốt hổ, một số người còn treo kiếm nhỏ, vỏ sò, chạm khắc gỗ, đồng trên thắt lưng...

Ngày nay con người đã thay đổi rất nhiều trong cách ăn mặc, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu quần áo ngày càng sinh động, sặc sỡ và ngày càng phát triển lên một trình độ cao. Nhưng quan điểm mặc áo mới đón Tết vẫn không thay đổi. 

Cuộc sống ngày càng tốt hơn, giờ đây không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng mua sắm quần áo mới. 

Cũng không cần chờ đến Tết, mà mọi người mua sắm quần áo mới nhiều hơn để thay đổi diện mạo, thay đổi vận khí chào năm mới.

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện